Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 22/2/2023, lúc 16h00, kỳ hạn tháng 3/2023, ghi nhận mức 222,7 JPY/kg, giảm mạnh 1,1 yên, tương đương 0,49%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 60, ghi nhận mức 12.350 CNY/tấn, tương đương 0,48%.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản vẫn ảm đạm trong tháng 2, báo hiệu suy thoái toàn cầu đang kìm hãm sự hồi phục của đất nước.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản đóng cửa phiên 21/2 giảm 0,21%. Chỉ số này mở cửa phiên 22/2 giảm 0,75%.
Giá dầu Brent giảm hơn 1%, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm lu mờ các hạn chế nguồn cung và khiến các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau khi tăng mạnh phiên trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn SICOM Singapore đóng cửa phiên 21/2 chốt ở 139,8 US cent/kg, tăng 0,4%. Giá kỳ hạn này mở cửa phiên 22/2 ở mức 139,8 US cent/kg.
Giá cao su giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu
Bộ Trồng trọt và Hàng hóa Malaysia (MPIC) và Ủy ban Cao su Malaysia (LGM) sẽ làm việc với các bộ và cơ quan liên quan nhằm tạo ra một chính sách chiến lược hơn để bảo vệ phúc lợi của người cạo mủ cao su và các hộ sản xuất nhỏ, The Malaysian Reserve đưa tin.
Giá cao su giảm có liên quan mật thiết đến nhiều yếu tố bao gồm triển vọng kinh tế toàn cầu chậm lại, nguồn cung cao su thiên nhiên tăng và giá dầu thô giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu cao su tổng hợp so với cao su thiên nhiên trong sản xuất các sản phẩm làm từ cao su.
Các yếu tố khác là lo ngại về quan hệ thương mại Mỹ - Trung và sự không chắc chắn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
MPIC giải thích rằng, các yếu tố thị trường khu vực và các yếu tố kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá cao su trên thị trường.
MPIC cũng cho biết, Malaysia không có vị thế mạnh với tư cách là nhà sản xuất để can thiệp đơn phương nhằm tăng giá cao su trên thị trường quốc tế khi nước này hiện chỉ sản xuất 4% tổng sản lượng cao su của thế giới.