Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 22/3/2022, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 248,5 JPY/kg, tăng mạnh 1,2 yên, tương đương 0,49%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 110 CNY, lên mức 13.380 CNY/tấn, tương đương 0,83%.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng do đồng yên yếu đi và chỉ số chứng khoán Nikkei tăng điểm, trong khi xung đột ở Ukraine tiếp tục diễn ra.
Đồng đô la giao dịch ở mức 118,73 yên, tăng so với so với 118,19 yên của phiên liền trước tại Châu Á. Đồng yên yếu đi làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.
Giá cao su kỳ tháng 4 trên sàn Singapore giảm 0,7% xuống 169,8 US cent/kg.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2021, Đức nhập khẩu 974,4 nghìn tấn cao su, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 16% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 10 cho Đức với 40,58 nghìn tấn, trị giá 84,37 triệu USD, tăng 29,4% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với năm 2020.
Bờ Biển Ngà, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Đức trong năm 2021.
Xuất khẩu cao su lao dốc hai tháng liên tiếp
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2 ước đạt khoảng 100 ngàn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48% về lượng và giảm 46% về trị giá so với tháng 1.
Như vậy, ngay từ đầu năm 2022, xuất khẩu cao su giảm mạnh hai tháng liên tiếp. Nguyên nhân là chưa bước vào mùa cạo mủ.
Trước đó, năm 2021 được coi là năm thành công của ngành cao su khi xuất khẩu phá kỷ lục 10 năm với 3,3 tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 2020.
Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) mức tiêu thụ cao su năm 2022 dự kiến đạt 14,7 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2021 nhờ nhu cầu gia tăng từ cả ngành vỏ xe.
Cùng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao, ANRPC cũng dự đoán sản lượng toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với 2021, ước đạt 14,5 triệu tấn. Nhờ đó, cán cân cung cầu trong năm 2022 sẽ tương đối cân bằng.
Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho rằng với đà phục hồi của các nền kinh tế, triển vọng xuất khẩu năm 2022 của ngành cao su khá tươi sáng.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu còn bị hạn chế bởi giá cước vận tải biển tăng cao. Giá cước container leo thang đến năm thứ 3 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Việc đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm container rỗng đã đẩy doanh nghiệp vào cảnh rất khó thuê tàu và dự báo tình trạng còn kéo dài đến năm 2023.