Giá cao su hôm nay 22/5/2021: Giá tại sàn châu Á tăng mạnh, lo ngại nhu cầu thấp

(VOH) – Giá cao su ngày 22/5 tăng mạnh đồng loạt trên 2 sàn Nhật Bản và Trung Quốc. Các nhà đầu tư săn giá hời và lo lắng về việc gián đoạn nguồn cung tại Đông Nam Á.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 22/5/2021, lúc 15h00, kỳ hạn tháng 10/2021, tăng mạnh  lên mức 3,9 JPY, tương đương 1,55% lên mức 251,3 JPY/kg. 

Giá cao su hôm nay 22/5/2021: Giá tại sàn châu Á tăng mạnh, lo ngại nhu cầu thấp 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 22/5/2021: Giá tại sàn châu Á tăng mạnh, lo ngại nhu cầu thấp 2

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 180 CNY lên mức 13.690 CNY (2.082 USD)/tấn. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, ba tháng đầu năm 2021, Thái Lan xuất khẩu 1,3 triệu tấn cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 64,77 tỷ Baht, tương đương 2,07 tỷ USD, giảm 0,9% về lượng, nhưng tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ lại giảm, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 0,5% chốt ở 163,6 US cent/kg.

Giá cao su Nhật Bản phục hồi do các nhà đầu tư săn giá hời và do lo lắng về việc gián đoạn nguồn cung tại Đông Nam Á khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt.

Giá cao su hôm nay 22/5/2021: Giá tại sàn châu Á tăng mạnh, lo ngại nhu cầu thấp 3
Ảnh minh họa - Internet 

BSC: Cao su Đà Nẵng trở lại đường đua, chi 830 tỷ đồng xây nhà máy sản xuất lốp Radial

BSC dự phóng năm 2021 Cao su Đà Nẵng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 44,6% so với thực hiện 2020 nhờ các điều kiện về đà phục hồi của thị trường và các đối thủ cạnh tranh bị áp thuế chống bán phá giá.

Dự phóng năm 2021, Cao su Đà Nẵng đạt doanh thu và lãi sau thuế lần lượt 3.926 tỷ đồng và 371 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 7,7% và 44,6% so với thực hiện 2020. Trong đó, sản lượng tiêu thụ lốp Radial và lốp Bias lần lượt đạt 553.045 chiếc, tăng 9% và 648.537 chiếc, tăng 3% so với năm ngoái. Giá bán trung bình các sản phẩm tăng 2%, biên lãi gộp 20%.

Theo chuyên viên phân tích từ BSC, động lực tăng trưởng trong dài hạn của Cao su Đà Nẵng đến từ vận tải đường bộ tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy tiêu thụ lốp xe tải và xe buýt tăng trưởng; đồng thời xu hướng Radial hóa làm tăng nhu cầu tiêu thụ lốp Radial thay cho lốp Bias.

Trong khi đó, ngắn hạn dự kiến công ty cao su sẽ được hưởng lợi nhờ sự phục hồi của thị trường và các đối thủ cạnh tranh bị áp thuế chống bán phá giá.

Theo chuyên viên phân tích từ BSC, động lực tăng trưởng trong dài hạn của Cao su Đà Nẵng đến từ vận tải đường bộ tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy tiêu thụ lốp xe tải và xe buýt tăng trưởng; đồng thời xu hướng Radial hóa làm tăng nhu cầu tiêu thụ lốp Radial thay cho lốp Bias.

Trong khi đó, ngắn hạn dự kiến công ty cao su sẽ được hưởng lợi nhờ sự phục hồi của thị trường và các đối thủ cạnh tranh bị áp thuế chống bán phá giá.