Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 22/9/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng lên mức 1,3 JPY, tương đương 0,65% lên mức 201,3 JPY/kg, không đổi so với phiên hôm qua.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống 250 CNY xuống 13.690 CNY, tương đương 1,79%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore ở 164,6 US cent/kg (+0,1%).
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 các chủng loại RSS3, STR20, USS3 tại Thái Lan; SMR20 tại Malaysia; SIR20 tại Indonesia đóng cửa phiên 21/9 tiếp tục sụt giảm so với giá đóng cửa phiên 20/9.
Trên sàn Singapore, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 10/2021 đóng cửa phiên 21/9 chốt ở 160,9 US cent/kg, giảm 1,9% so với giá đóng cửa phiên 20/9. Giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2021 cũng có mức giảm 0,9% xuống ở 177,4 US cent/kg.
Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới đã xuất hiện đợt dịch mới. Giá cao su đi xuống ở sàn giao dịch Thượng Hải khi Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ cũng đang tác động đến thị trường tại Trung Quốc.
Nguồn cung cao su thiên nhiên như Thái Lan và Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng lớn từ biến thể Delta. Chuỗi cung ứng, vận chuyễn vẫn đứt gãy khi các công ty vận chuyển gặp nhiều khó khăn trong đại dịch.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi.
Trong đó, thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Mỹ trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Nga tăng mạnh.
COVID-19 đã đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và dự báo nền kinh tế có thể sẽ bắt đầu phục hồi khi bước qua quý I/2022.
Xây dựng chứng chỉ quốc tế về quản lý bền vững rừng cao su
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới. Cao su hiện cũng là một trong những ngành sản xuất nông, lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu.
Đến nay, diện tích cao su của cả nước đạt khoảng 1 triệu ha, với gần 70% diện tích đang cho thu hoạch mủ. Doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu là các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện đang nắm giữ khoảng 38,4% trong tổng diện tích, các hộ gia đình nắm giữ 51,9% và phần còn lại (9,7%) là phần diện tích của các công ty tư nhân.
Hàng năm, lượng cung cao su thiên nhiên từ Việt Nam đạt khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó lượng cung từ các hộ tiểu điền chiếm khoảng 60%. Lượng cung còn lại (33% trong tổng lượng cung) là từ các công ty cao su nhà nước và từ công ty tư nhân (7%).
Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su. Nhưng thông qua các dự án thí điểm mà Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) và các quốc gia thành viên đã thực hiện với các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, đã chứng minh rằng việc thực hiện chứng chỉ này là hoàn toàn khả thi và cần thiết.
PEFC đã thí điểm chứng nhận sản phẩm cao su thiên nhiên và gỗ cao su trên khắp Đông Nam Á. Bên cạnh loại hình chứng nhận đơn cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những cao su tiểu điền ở tất cả các quy mô, PEFC đã áp dụng thành công loại hình chứng nhận theo nhóm, cho phép các hộ tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau.