Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/3/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 8/2021, giảm 4,7 JPY, tương đương 1,83% xuống mức 257,3 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 0,86% xuống mức 14.345 CNY/tấn.
Giá cao su thế giới hôm nay giảm đồng loạt trên các sàn châu Á với mức chênh lệch sâu.
Tham chiếu cho toàn thị trường châu Á - sụt giảm khi một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới lan tràn khắp châu Âu, gây ra các đợt đóng cửa mới của các quốc gia trong khối để ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh, làm giảm hy vọng về sự phục hồi nhu cầu cao su trên toàn cầu.
Một số quốc gia lớn ở châu Âu đã áp dụng biện pháp ngăn chặn các ca nhiễm mới gia tăng trở lại, trong khi các chương trình tiêm chủng chậm lại do lo ngại về tác dụng vụ của vắc xin AstraZeneca đang đang phân phối rộng rãi ở châu Âu.
Sri Trang (SET), nhà sản xuất cao su Thái Lan dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020.
Nền kinh tế cùng ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đã hỗ trợ sự gia tăng của giá cao su tự nhiên.
Bên cạnh đó, nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch COVID-19 bùng phát cũng đã thúc đẩy giá của mặt hàng này, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu cao su của Thái Lan giảm hơn 22% trong tháng 1
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan cho biết tháng 1/2021, Thái Lan xuất khẩu được 354.380 tấn cao su trị giá 17,57 tỷ Baht (tương đương 575,01 triệu USD), giảm 22,5% về lượng và giảm 5,8% về trị giá so với tháng 1/2020.
Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong tháng 1/2021.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong tháng 1/2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh.
Trong tháng 1/2021, xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan đạt 101.320 tấn, trị giá 4,96 tỷ Baht (tương đương 162,31 triệu USD), giảm hơn 32% về lượng và giảm gần 23% về trị giá so với tháng 1/2020, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ba Lan và Việt Nam.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 83,09% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2021, với 84.190 tấn, trị giá 3,81 tỷ Baht (tương đương 124,66 triệu USD), giảm 37,6% về lượng và giảm 33% về trị giá so với tháng 1/2020.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong tháng 1/2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản, Malaysia, Ba Lan và Việt Nam tăng.
Giá cao su đầu tháng 3 tăng giảm trái chiều tại các thị trường
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết đầu tháng 3/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan phục hồi, trong khi giá tại Trung Quốc tiếp tục giảm.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá giảm trong hai phiên đầu tháng, sau đó có xu hướng tăng trở lại, nhưng so với cuối tháng 2/2021 giá vẫn giảm.
Theo Cục Xuất nhập khẩu nhu cầu tiêu thụ cao su được dự báo phục hồi nhờ sản xuất tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh khi ngành công nghiệp ô tô được dự báo sẽ hồi phục từ quý II/2021.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hai tháng đầu năm 2021 nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 18,08 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết sản lượng cao su tự nhiên của nước này năm 2021 dự kiến tăng lên mức 3,12 triệu tấn, tăng 8,3% so với năm 2020.
Tại thị trường Việt Nam từ đầu tháng 3/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở mức 310 – 330 đồng/độ TSC.