Giá cao su hôm nay 24/9/2020: Tăng nhẹ khi nguồn cung thắt chặt hơn

(VOH) – Giá cao su ngày 24/9 tăng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn, các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới dự báo giảm trong những tháng cuối năm nay và đầu năm tới.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/9/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 2/2021 tăng 1 JPY tương đương 0,6%, ghi nhận ở mức 182 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 24/9/2020: Tăng nhẹ khi nguồn cung thắt chặt hơn Ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 20 CNY lên 12.385 CNY (1.818 USD)/tấn.

Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) – gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia dự kiến sản lượng cao su tự nhiên trong những tháng cuối năm 2020 giảm và giảm hơn nữa vào đầu năm 2021.

Đồng JPY giảm so với đồng USD cũng hỗ trợ giá cao su, khiến cao su mua bằng đồng JPY Nhật Bản đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Đồng USD ở mức khoảng 105,42 JPY trong đầu phiên giao dịch so với 105,09 JPY phiên trước đó.

Thị trường chứng khoán suy yếu, trong bối cảnh lo ngại về sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu bị chậm lại. Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,6%, theo xu hướng chứng khoán phố Wall qua đêm suy giảm.

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn SICOM giảm 0,1% xuống 135,5 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 24/9/2020: Tăng nhẹ khi nguồn cung thắt chặt hơn Ảnh 2

Giá cao su thế giới giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng 9

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt đã giảm sau khi tăng mạnh trong 2 ngày đầu tháng 9/2020 nhưng sau đó có sự giảm nhẹ.

Nguyên nhân giá dầu giảm và kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn so với dự báo trước đó dưới tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc các nhà máy tại Trung Quốc khôi phục sản xuất, nhu cầu tăng là yếu tố hỗ trợ giá cao su.

Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su trong những ngày gần đây giảm do giá dầu giảm và kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn so với dự báo trước đó dưới tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc các nhà máy tại Trung Quốc khôi phục sản xuất, nhu cầu tăng là yếu tố hỗ trợ giá cao su. 

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 8/2020 tăng mạnh nhất trong gần 1 thập kỉ qua, khi các nhà máy thúc đẩy sản xuất để đáp ứng nhu cầu hồi phục. Các đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng lần đầu tiên trong năm nay. 

Còn tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 9/2020 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng so với cuối tháng 8/2020. 

Giá cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (Bộ Công Thương) cho biết với việc giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu găng tay cao su của nước này tăng mạnh từ đầu năm đến nay do đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu sản phẩm y tế từ cao su tăng vọt, Hiệp hội cao su Thái Lan lạc quan về giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, sau khi đã giảm mạnh từ năm 2017 do dư thừa nguồn cung trên toàn cầu.

7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu găng tay cao su của nước này tăng tới 38,5% so với cùng kì năm trước, đạt kim ngạch 959 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu găng tay cao su cả năm 2019 đạt 1,2 tỉ USD. Dự kiến cả năm 2020, sản xuất cao su của Thái Lan tăng 30% so với 2019.

Hiện Thái Lan đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ cao su và cao su nguyên liệu, sau Trung Quốc, Đức và Mỹ với kim ngạch năm 2019 đạt 11,2 tỉUSD. 

Các thị trường tiêu thụ chính của Thái Lan gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Australia, trong đó xuất khẩu lốp cao su chiếm 51%, cao su tổng hợp chiếm 19% và găng tay cao su là 11%.

Xem thêm: 

Bình luận