Giá cao su hôm nay 25/8/2022: Giữ mức thấp

(VOH) – Giá cao su ngày 25/8 biến động trái chiều tại thị trường châu Á. Giá cao su Nhật Bản hồi phục trở lại trong khi sàn Thượng Hải tiếp tục giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 25/8/2022, lúc 8h00, kỳ hạn tháng 1/2023, tăng trở lại mức 227,3 JPY/kg, tăng nhẹ 0,3 yên, tương đương 0,53%.

Giá cao su hôm nay 25/8/2022: Giữ mức thấp 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 60, ghi nhận 11.905 CNY/tấn, tương đương 0,50%. 

Giá cao su hôm nay 25/8/2022: Giữ mức thấp 2

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm do số liệu kinh tế trong nước suy yếu, mặc dù thị trường Thượng Hải mạnh lên và giá dầu tăng đã hạn chế đà giảm.

Trên sàn Singapore, cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 0,1% xuống 146,7 US cent/kg. 

Chỉ số cổ phiếu Nikkei của Nhật Bản giảm phiên thứ 4 liên tiếp, lúc đóng cửa giảm 1,19%.

Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 19 tháng trong tháng 8 do sản lượng và các đơn hàng mới giảm sâu, trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ chi phí nguyên liệu thô và năng lượng cộng với nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Indonesia, Lào và Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 6 cho Trung Quốc với 123,48 triệu USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,1% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 5,8% của 6 tháng đầu năm 2021.

Giá cao su hôm nay 25/8/2022: Giữ mức thấp
Ảnh minh họa - Internet 

Bình Thuận: Giá mủ cao su đang ở mức thấp

Người dân ở các huyện Tánh Linh, Đức Linh và Hàm Thuận Bắc đang bón phân “cầm chừng” với vườn cao su bởi giá hiện nay chỉ dao động từ 25 – 26 triệu đồng/tấn. Giá mủ nằm ở mức này dân trồng cao su diện tích nhiều phải thuê nhân công cạo mủ, quản lý vườn nên tính doanh thu chỉ hòa vốn. Đối với những hộ gia đình trồng vài ha thì tự đi cạo mủ lấy công làm lời.

Không như 2 năm trước đầu mùa giá mủ cao su cao nên các vườn đầu tư mạnh để khai thác. Còn năm nay, nhiều hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư phân bón cho vườn cao su. Một số nơi dân xoay chuyển bón phân hóa học sang phân chuồng nhằm giảm chi phí đầu tư.

Do giá mủ đang ở mức thấp nên nhiều nhà vườn chưa tổ chức cạo mủ. Một số vườn cao su cây đã đến tuổi lấy mủ nhưng người dân chưa “mở miệng” cho cây để thu hoạch mủ. Lý do nhà vườn trồng cao su là để dưỡng sức cho cây, đồng thời chờ giá mủ lên tầm 30 triệu đồng/tấn sẽ thu hoạch.

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có khoảng 45.000 ha cao su, trong đó gần 2/3 diện tích cho thu hoạch, bình quân lượng mủ từ 14 – 16 tạ/ha, có nơi thổ nhưỡng tốt và được chăm sóc đúng quy trình thì thu 18 – 19 tạ/ha. Huyện có diện tích cao su lớn nhất là Tánh Linh với trên 20.000 ha, Đức Linh trên 10.000 ha. 

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, năm nay do tình hình nền kinh tế nhiều nước trên thế giới biến động khó lường bởi các yếu tố như dịch bệnh, chiến tranh, giá xăng dầu tăng cao nên kéo theo thị trường mủ cao su có diễn biến bất thường. 

Bình luận