Giá cao su hôm nay 26/4/2021: Tăng nhẹ, nguồn cung bị ảnh hưởng nặng

(VOH) – Giá cao su ngày 26/4 tăng trên sàn Nhật Bản trong khi sàn Thượng Hải đang đi ngang. Xuất khẩu cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do thiếu container vận chuyển.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 26/4/2021, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 9/2021, tăng lên mức 2,8 JPY, tương đương 1,18% lên mức 239,9 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 26/4/2021: Tăng nhẹ, nguồn cung bị ảnh hưởng nặng do COVID-19 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải đi ngang, ghi nhận mức giá 13.760 CNY/tấn.

Nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển. Trong bối cảnh này, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan hiện đang phải đối mặt với tình trạng số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, làm giảm sự kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế của khu vực.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng do tình hình COVID-19 tại nước này đang được kiểm soát chặt để chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa hè 2021, khiến nhu cầu cao su trong nước hồi phục chậm.

Thị trường cao su Thượng Hải cũng khả quan khi nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới Trung Quốc thông báo tăng trưởng kinh tế mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021, mở ra nhiều kỳ vọng về nhu cầu cao su.

Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng trong quý đầu tiên, ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục 18,3% do nhu cầu tăng mạnh ở cả trong và ngoài nước và Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho các công ty nhỏ.

Tại Trung Quốc, nhập khẩu cao su trong tháng 3/2021 đạt mức cao kỷ lục trong vòng 4 năm gần đây nhờ nền kinh tế của quốc gia này phục hồi mạnh mẽ, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su thiên nhiên trong tháng 3/2021 ước tính tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 910 nghìn tấn. Trong khi đó, tiêu thụ toàn cầu ước tính đạt 1,23 triệu tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su hôm nay 26/4/2021: Tăng nhẹ, nguồn cung bị ảnh hưởng nặng do COVID-19 2
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su tiếp tục lao dốc sau thời gian tăng mạnh

Trong 10 ngày giữa tháng 4, giá cao su trên các sàn giao dịch khu vực châu Á tiếp tục giảm do dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư.

Nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển. Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan hiện đang phải đối mặt với tình trạng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng, làm giảm sự kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế của khu vực. 

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su thiên nhiên (NR) trong tháng 3 ước tính tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 910 nghìn tấn; trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 1,23 triệu tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 3, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt mức kỷ lục trong vòng 4 năm gần đây nhờ kinh tế nước này phục hồi mạnh. 

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc tháng 3 đạt 711 nghìn tấn, trị giá 1,25 tỷ USD, tăng 18% về lượng và tăng 40% về trị giá so với tháng 3/2020. 

Ngành cao su hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá

Theo bà W. Luckett, người sáng lập Simko North America - một trong 3 nhà phân phối cao su thiên nhiên tại Mỹ, các vấn đề về nguồn cung bắt đầu ảnh hưởng đến quốc gia này từ nửa cuối năm 2020. “Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu, đã tận dụng giá thấp và sự phục hồi của nền kinh tế để tích trữ cao su cho dự trữ quốc gia”, bà Luckett nhận định trong lần trả lời Hãng tin Bloomberg gần đây.

Intertape Polymer Group, công ty của Mỹ chuyên sản xuất băng keo cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, từ cuối năm ngoái cũng đã cảm nhận rõ sự eo hẹp của nguồn cung cao su - loại nguyên liệu tạo nên chất kết dính của sản phẩm này.

Các nhà sản xuất ôtô vốn đang “đau đầu” bởi bài toán khan hiếm của chip bán dẫn cho biết, họ chưa cảm thấy lo ngại về nguồn cung cao su, nhưng với các nhà cung cấp phụ tùng như Carlstar Group - công ty sản xuất lốp xe địa hình và xe nông nghiệp của Mỹ, điều này đang là mối bận tâm lớn.

Nhu cầu cao su của Trung Quốc để phục vụ ngành công nghiệp ô tô đang hồi phục mạnh mẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho loại hàng hóa này. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn là biến số khó lường tác động đến giá các hàng hóa nói chung và cao su nói riêng.

Trong khi đó, giá dầu dự báo tăng cũng là yếu tố hỗ trợ giá cao su. Nhu cầu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới có thể hồi phục mạnh nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại, găng tay hay các sản phẩm khác trong mùa dịch.

Bình luận