Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 28/2/2020, lúc 17h40, kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1,2 yên/kg, về mức 171 yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Trade Date: Mar 02, 2020 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Close |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Mar 2020 |
168.0 |
167.5 |
167.5 |
167.5 |
167.5 |
-0.5 |
2 |
|
Apr 2020 |
169.7 |
171.1 |
171.5 |
170.0 |
170.1 |
+0.4 |
10 |
|
May 2020 |
171.1 |
171.5 |
172.1 |
171.5 |
172.1 |
+1.0 |
2 |
|
Jun 2020 |
172.3 |
170.7 |
171.9 |
170.2 |
170.5 |
-1.8 |
49 |
|
Jul 2020 |
171.6 |
171.6 |
172.6 |
170.5 |
170.5 |
-1.1 |
325 |
|
Aug 2020 |
172.2 |
172.1 |
173.0 |
171.0 |
171.0 |
-1.2 |
523 |
|
Total |
|
911 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Tính chung cả tuần, giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm gần 7%, sau 2 tuần tăng liên tiếp.
Số trường hợp nhiễm virus corona mới gia tăng nhanh hơn ngoài Trung Quốc, dấy lên mối lo ngại về tác động kinh tế đối với chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu thụ có thể cao hơn so với dự kiến trước đó.
Thị trường chứng khoán toàn cầu có tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, do các nhà đầu tư lo ngại virus corona có thể trở thành đại dịch và lây lan mạnh trên khắp thế giới.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm gần 3%.
Giá dầu giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm, do các trường hợp nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc tăng mạnh, dấy lên mối lo ngại bệnh dịch bùng phát mạnh có thể khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại.
Đồng USD ở mức khoảng 109,44 JPY ngày 28/2/2020 so với khoảng 110,04 JPY phiên trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 180 CNY xuống 11.235 CNY (1.602 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn SICOM tăng nhẹ lên 135,1 US cent/kg.
Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 27/2/2020
Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, năm 2019, xuất khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Thái Lan đạt 4,81 triệu tấn, trị giá 203,87 tỷ Baht (tương đương 6,52 tỷ USD), giảm 10,4% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với năm 2018.
Trong đó, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. Năm 2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 2,62 triệu tấn, trị giá 109,61 tỷ Baht (tương đương 3,51 tỷ USD), giảm 15,9% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với năm 2018, chiếm 54,4% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan.
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nên bất kỳ sự biến động nào về nhu cầu cao su của thị trường này cũng tác động lớn tới ngành cao su Việt Nam.
Do đó, Cục Xuất nhập khẩu dự báo, trong quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do cây cao su đang bước vào mùa thấp điểm (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm), sản lượng giảm nên rủi ro về xuất khẩu cũng được hạn chế phần nào.
Theo thống kê, trong quý I của năm 2018 và năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 15% – 20% tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này cả năm.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 132,62 nghìn tấn, trị giá 193,54 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.459 USD/tấn, tăng 14,5% so với mức giá xuất khẩu trung bình của cùng kỳ năm 2019.
Trong nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cao su Việt Nam có thể phục hồi khi dịch Covid-19 được khống chế, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có mặt hàng cao su nguyên liệu.