Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 29/1/2020 tăng mạnh, kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 4,5 yên/kg, về mức 183,5 yen/kg.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cảnh báo rằng lợi nhuận và hoạt động sản xuất có thể bị ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona ở Trung Quốc.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Trade Date: Jan 29, 2020 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Current |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Feb 2020 |
160.0 |
160.0 |
162.3 |
155.0 |
161.1 |
+1.1 |
84 |
|
Mar 2020 |
170.7 |
170.7 |
179.4 |
167.0 |
178.0 |
+7.3 |
912 |
|
Apr 2020 |
176.7 |
177.7 |
180.4 |
174.1 |
180.2 |
+3.5 |
293 |
|
May 2020 |
177.9 |
178.0 |
181.2 |
175.8 |
181.1 |
+3.2 |
489 |
|
Jun 2020 |
178.2 |
178.2 |
182.5 |
176.6 |
182.3 |
+4.1 |
2,508 |
|
Jul 2020 |
179.0 |
179.6 |
183.5 |
177.7 |
183.5 |
+4.5 |
2,414 |
|
Total |
|
6,700 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Số người chết vì virus corona tại Trung Quốc tăng mạnh lên 132 với gần 1.500 trường hợp mới, gây áp lực đối với Bắc Kinh kiểm soát căn bệnh này. Các hãng hàng không bao gồm United Airlines Holdings Inc UAL.O đã hủy một số chuyến bay đến Trung Quốc do nhu cầu suy giảm mạnh.
Đồng JPY giảm do các nước nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus, mặc dù lo ngại về tác động kinh tế vẫn kéo dài.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăgn 0,3% sau khi chứng khoán Mỹ tăng, do cổ phiếu công nghệ và tài chính tăng đã hỗ trợ các chỉ số chủ chốt hồi phục sau đợt bán tháo mạnh nhất trong khoảng 4 tháng.
Giá dầu tăng sau khi giảm 5 phiên liên tiếp, do chứng khoán phố Wall hồi phục và OPEC và các đồng minh có thể thắt chặt nguồn cung, trong bối cảnh lo ngại virus corona có thể tác động đến nhu cầu dầu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn SICOM giảm 6,8% xuống 136 US cent/kg.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 11/2019 tăng 9,3% so với tháng 10/2019 và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, lên 53.019 tấn.
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 11/2019 đạt 47.888 tấn, giảm 6,2% so với tháng 10/2019 và giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Malaysia chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, với khối lượng chiếm 46,7%; Đức chiếm 9,5%; Phần Lan chiếm 4,2%; Mỹ chiếm 3,3% và Brazil chiếm 2,8%.
Trong tháng 11/2019, Malaysia nhập khẩu 144.250 tấn cao su tự nhiên, tăng 60,6% so với tháng 10/2019 và tăng 63% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 11/2019 giảm 3,2% so với tháng 10/2019, xuống còn 40.631 tấn, so với cùng kỳ năm 2018 giảm 5,4%.
Dự trữ cao su thô tại Malaysia tính đến cuối tháng 11/2019 đạt 216.414 tấn, tăng 14,5% so với tháng 10/2019 và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa: internet
Giá mủ cao su Việt Nam tăng nhẹ
Thị trường mủ cao su nguyên liệu tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong tháng 12. Cụ thể, tại Bình Phước, giá mủ từ mức 270 đồng/độ lên 290 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg.
So với thời điểm đầu năm, giá mủ cao su tại Bình Phước diễn biến tăng, từ mức 240 – 250 đồng/độ lên 290 đồng/độ, tương đương mức cao nhất đạt được trong năm là 290 đồng/độ vào tháng 5 và 6.
Tại thị trường trong nước, giá cao su hôm nay 9/1/2020 ghi nhận SVR (F.O.B) dao động trong khoảng 33.391 – 43.465 đồng/kg, tăng nhẹ khoảng 100 – 150 đồng/kg so với giá hôm qua. Giá cao su SVR CV hôm nay đạt mức 43.465,53 đồng/kg, đây đang là mức giá cao nhất đối với chất lượng mủ SVR (F.O.B).
Giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 33.391,11 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 42.905,84 đồng/kg, SVR GP đạt 33.894,83 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 33.503,04 đồng/kg.
Tháng 12/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Đắk Lắk tăng theo xu hướng của thị trường thế giới. Ngày 27/12/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 285 Đ/độ TSC và 290 Đ/độ TSC, tăng 14 Đ/độ TSC so với cuối tháng 11/2019.
Năm 2019, sản xuất cao su của Việt Nam tuy gặp những yếu tố bất lợi về thời tiết như nắng nóng kéo dài vào đầu vụ, nhưng tổng sản lượng thu hoạch cả năm 2019 dự kiến vẫn tăng nhẹ khi các khu vực sản xuất chính như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… đạt sản lượng tốt.
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2019 đạt 181 nghìn tấn với giá trị đạt 238 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su năm 2019 ước đạt 1,68 triệu tấn và 2,26 triệu USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,3% về giá trị so với năm 2018.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1.348 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%.
Ước khối lượng nhập khẩu cao su tháng 12 năm 2019 đạt 81 nghìn tấn với giá trị đạt 119 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu năm 2019 ước đạt 741 nghìn tấn và 1,21 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 8,1% về giá trị so với năm 2018.
Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 11 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào và Đài Loan chiếm 63,1% thị phần. Trong 11 tháng đầu năm 2019, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất là Pháp (+89,7%). Ngược lại, Thái Lan là thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh nhất (-25%).