Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 29/7/2020, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 1/2021, tăng 0,1 yen/kg, ghi nhận ở mức 161 yen/kg.
Trong phiên trước đó giá cao su đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/6/2020.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 35 CNY lên 10.730 CNY (1.533 USD)/tấn.
Đảng cộng hòa Thượng viện Mỹ đã đưa ra gói viện trợ virus corona trị giá 1 nghìn tỉ USD.
Đồng JPY tăng so với đồng USD lên 105,14 JPY trong ngày 29/7/2020, từ mức 105,54 trong phiên trước đó.
Chứng khoán Tokyo suy yếu làm giảm nhu cầu tài sản rủi ro. Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,5%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn SICOM giảm 0,6% xuống 118,6 US cent/kg.
Hợp đồng cao su chuẩn của Nhật Bản được chuyển từ sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) sang sàn giao dịch Osaka (OSE), như một phần của việc sắp x ếp lại giao dịch sau khi Japan Exchange Group Inc (JPX) 8697.T tiếp quản TOCOM năm ngoái.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su tiềm năng của Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 136,35 nghìn tấn, trị giá 162,36 triệu USD, tăng 82,1% về lượng và tăng 80,4% về trị giá so với tháng 5/2020.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 80% tổng lượng cao su xuất khẩu, đạt 109,03 nghìn tấn, trị giá 127,99 triệu USD, tăng 82,9% về lượng và tăng 81,8% về trị giá so với tháng 5/2020; so với tháng 6/2019 tăng 61,4% về lượng và tăng 35,6% về trị giá. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 339,31 nghìn tấn, trị giá 435,11 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên xuất khẩu cao su sang các thị trường phần lớn đều giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su sang một số thị trường vẫn đạt được sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 như: Cộng Hoà Séc, Achentina, Ukraine, nhưng các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Ảnh minh họa - Internet
Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt có xu hướng tăng trở lại
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 8/7, giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 8/2020 giao dịch ở mức 10.615 NDT/tấn (tương đương 1,51 USD/kg), tăng 4,4% so với cuối tháng 6/2020, nhưng giảm 4,5% so với ngày 8/7 năm ngoái.
Tại Thái Lan, cũng trong ngày này, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 44,5 Baht/kg (tương đương 1,42 USD/kg), tăng 0,7% so với cuối tháng 6/2020, nhưng vẫn giảm 20,2% so với ngày 8/7/2019.
Giá cao su tăng nhờ thị trường kì vọng kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh chóng và sản lượng cao su giảm. Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu tích cực trong tháng 6/2020, mặc dù vẫn còn nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19.
Thị trường dầu thô thế giới khả quan cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ giá cao su tự nhiên. Riêng tại Trung Quốc – quốc gia chiếm tới 40% nhu cầu cao su toàn cầu, tiêu thụ cao su giảm 20,1% so với cùng kì năm 2019.
Theo ANRPC, ngành cao su đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất do cuộc khủng hoảng của dịch COVID-19 và đang có những dấu hiệu phục hồi. Tiêu thụ cao su toàn cầu quí III/2020 được dự báo sẽ tăng 1,4% so với cùng kì năm 2019. Riêng tiêu thụ cao su tại Trung Quốc trong quí III/2020 được dự báo sẽ tăng 0,8% so với cùng kì năm 2019.
Giá thép xây dựng hôm nay 28/7/2020: Giá thép, giá quặng sắt điều chỉnh tăng giá – Giá thép ngày 28/7 chấm dứt đà giảm được ghi nhận trước đó. Ngành sản xuất thép tại Ấn Độ đã có những dấu hiệu cải thiện khi sản lượng thép thô tại nước này đạt mức 6,8 triệu tấn trong tháng 6
Giá cao su hôm nay 28/7/2020: Đình trệ khi dịch COVID-19 tái trở lại – Giá cao su ngày 28/7 không thay đổi khi làn sóng COVID-19 đang tăng mạnh trở lại, tác động xấu đến thị trường giao dịch hàng hóa.