Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 3/11/2020, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 10,8 JPY tương đương 4,3%, ghi nhận ở mức 239,4 JPY/kg.
Đầu phiên giao dịch hôm qua (2/11), giá cao su giảm xuống 229,9 JPY/kg. Giá cao su trên sàn Osaka đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2017 ở 292,9 JPY/kg phiên 29/10 và tuần trước có mức tăng gần 8% - tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 405 CNY, tương đương 2,5% xuống 15.605 CNY (2.332 USD)/tấn.
Giá dầu thô sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm hơn 3% trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tại Châu Âu và Mỹ gia tăng mạnh, làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Châu Âu đã cán mốc 10 triệu ca bệnh, trong đó Vương quốc Anh có hơn 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Mỹ cũng đang đối mặt thực tế là số ca nhiễm mới tăng mạnh, vượt tất cả những kỷ lục trước đó.
Đồng USD ở mức khoảng 104,72 JPY so với 104,21 JPY trong phiên trước đó. Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn SICOM giảm 4,1% so với phiên trước chốt ở 153 US cent/kg.
Tại sàn Osaka (OSE), giá cao su hôm nay đã giảm hơn 4% do các nhà đầu tư bán ra chốt lời, sau khi giá tăng mạnh 36% trong tháng 10/2020 và giá dầu thô lao dốc khiến các nhà đầu tư tìm kiếm hàng hóa rủi ro khác.
Giá cao su đã vọt lên mức cao nhất hơn 3 năm do nhu cầu về găng tay bảo hộ tăng mạnh bởi đại dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp hồi phục tại Trung Quốc, cùng với nguồn cung khan hiếm do các nhà sản xuất bổ sung dự trữ.
Giá cao su thiên nhiên tăng mạnh nhất trong vòng hơn 40 năm
Thị trường cao su vừa xác lập một kỷ lục mới: Giá tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm sau khi kết quả thăm dò của Reuters cho thấy kinh tế Trung Quốc năm 2021 sẽ hồi phục mạnh sau đợt suy thoái do đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, tại Ấ Độ, giá cao su thiên nhiên cũng leo lên mức cao nhất 4 năm, càng làm cho thị trường cao su thế giới thêm nóng, vì Ấn Độ cũng là một thị trường tiêu thụ mạnh. Tại Ấn Độ, hiện giá cao su tấm hun khói loại 3 (RSS-3) nhập khẩu là 242,1 USD (17.850 rupee)/tạ, RSS4 giá 150 rupee/kg. Trong khi đó, giá cao su nội địa là 140 rupee/kg (giá cao su tại Ấn Độ thường rẻ hơn ít nhất 17 rupee/kg so với giá thế giới). Như vậy, giá cao su tại Ấn Độ đã tăng 78% kể từ hồi tháng 4/2020 (khi đó giá gần 100 rupee/kg).
Như vậy, chỉ trong vòng 9 phiên (16-28/10), giá cao su tại Osaka đã tăng gần 40%. Còn tính từ đầu tháng 10/2020, giá đã tăng 49,7%, là tháng tăng mạnh nhất trong vòng mấy chục năm nay (ít nhất là từ 1975). Giá cao su tại Singapore cũng đang tiến tới kết thúc một tháng tăng mạnh nhất kể từ 1997, trong khi tại Thượng Hải tăng nhiều nhất kể từ 2004, phiên 28/10 kết thúc ở mức 16.535 CNY/tấn.
Tại các nước sản xuất cao su chủ chốt, giá cũng tăng mạnh. Lũ lụt ở nhiều nơi, nhất là ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc, đã ảnh hưởng tới một số khu vực sản xuất cao su chủ chốt.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Anh tháng 9/2020: Nhập khẩu cao su tăng 485%
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh trong tháng 9/2020 hơn 530,9 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu sang Anh 411,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gấp 8 lần so với nhập khẩu.
9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt gần 4,2 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu 3,7 tỉ USD và nhập khẩu 508,6 triệu USD.
Hai nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch trên 100% so với tháng 8 là: dây điện và dây cáp điện tăng 204%; sản phẩm từ cao su tăng 146%.