Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 3/3/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 6/2021, tăng 3,,8 JPY, tương đương 1,5%, ghi nhận ở mức 263,9 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống mức 15.445 CNY/tấn.
Giao dịch sàn Thượng Hải ảm đạm do số liệu sản xuất của Trung Quốc không như mong đợi.
Chứng khoán toàn cầu sụt giảm, trong đó các cổ phiếu châu Á giảm mạnh nhất trong vòng 9 tháng qua, khiến các nhà đầu tư lo ngại những khoản lỗ nặng có thể gây ra tình trạng bán tháo các tài sản khác.
Tháng 2/2021, ngành dịch vụ của Nhật Bản đã tăng nhẹ so với tháng trước đó nhưng vẫn đang trong tháng giảm thứ 13 liên tiếp với các hoạt động kinh doanh bị đình trệ do bị kìm chế bởi tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona trong cộng đồng.
Xuất khẩu cao su của Thái Lan trong tháng 1/2021 đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp, với mức tăng 0,35% so với cùng kỳ năm ngoái, và có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục, theo Bộ Thương mại nước này.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia, sản lượng cao su tự nhiên của nước này năm 2021 được dự kiến tăng lên mức 3,12 triệu tấn từ mức 2,88 triệu tấn trong năm 2020, tức tăng 8,3%. Xuất khẩu cao su của Indonesia trong năm 2020 đạt 2,46 triệu tấn, giảm 1,6% so với năm 2019.
Vào năm ngoái, Hội đồng Cao su Ấn Độ đã thành lập Trung tâm Ươm tạo Giống Cao su (RPIC) để giúp các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sáng tạo, từ đó góp phần làm cho lĩnh vực cao su trở nên sôi động và đảm bảo lợi nhuận tốt hơn cho người trồng.
Tính riêng tháng 1/2021, xuất khẩu cao su của Malaysia tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng phù hợp với dự báo trung bình của 10 nhà phân tích do Reuters khảo sát, nhưng thấp hơn so với mức tăng 10,8% được đưa ra hồi tháng 12/2020.
Giá cao su tiếp tục tăng trên các thị trường chủ chốt
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 2/2021, giá cao su trên các thị trường chủ chốt tiếp tục tăng.
Đặc biêt, giá tại Osaka Exchange (OSE), giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 252 Yên/kg, tương đương 2,38 USD/kg, tăng hơn 1% so với 10 ngày trước đó và tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su tại Nhật Bản tăng khi kinh tế đang dần hồi phục và nhu cầu nước ngoài cải thiện.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/2/2021, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 15.100 NDT/tấn, tương đương 2,34 USD/ tấn, tăng 1,7% so với 10 ngày trước đó và tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Thái Lan, ngày 18/2/2021 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 65,64 Baht/kg, tương đương 2,19 USD/kg, tăng 7,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) cho biết sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 giảm gần 6% do thời tiết bất thường, bệnh rụng lá ở cây cao su và dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á, mặc dù sản lượng của Mexico và Bờ Biển Ngà tăng.
IRSG dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế giới năm 2021 sẽ hồi phục nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại, chủ yếu nhờ thị trường của những nước mới nổi.
Nhu cầu cao su tổng hợp năm 2021 dự báo sẽ tăng 10,2% so với năm 2020 nhờ nhu cầu găng tay và các sản phẩm khác tăng mạnh trong mùa dịch. Thị trường cao su cũng sẽ được hỗ trợ khi giá dầu tăng nhanh và đồng USD yếu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Hà Lan tháng 1/2021: Nhập khẩu cao su tăng 648%
Ba mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan có giá trị tăng trưởng trên 200% so với tháng 1/2020 là: hóa chất tăng 413%; sản phẩm từ cao su tăng 275%; sản phẩm từ sắt thép tăng 210%.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2021, Việt Nam xuất siêu sang Hà Lan gần 664,3 triệu USD.
Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên 710,6 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá nhập khẩu gần 46,4 triệu USD, tăng 11%. Kim ngạch xuất khẩu lớn gấp 15 lần so với nhập khẩu.