Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/12/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 234,6 JPY/kg, tăng mạnh 1 yên, tương đương 0,43%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 10 CNY, lên mức 14.500 CNY/tấn, tương đương 0,07%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng hơn 2%, được thúc đẩy bởi số liệu nhà máy tăng mạnh, đồng JPY suy yếu và thị trường Thượng Hải hồi phục sau khi Trung Quốc khẳng định các chính sách linh hoạt trong năm tới, để hỗ trợ tăng trưởng.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 10/2021 đạt 43,13 nghìn tấn, tăng 4,7% so với tháng 9/2021, nhưng giảm 13,6% so với tháng 10/2020.
Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 10/2021 tăng 14,1% so với năm ngoái, do nhu cầu găng tay cao su tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia chiếm 56,8%. Tiếp đến là Pakistan chiếm 3,2%; Mỹ chiếm 3%; Iran chiếm 2,7% và Đức chiếm 2,1%.
Cao su Đà Nẵng chịu nhiều sức ép khi nguyên vật liệu tăng giá
Giá một loạt nguyên vật liệu sản xuất chính tăng mạnh thời gian qua đang khiến biên lợi nhuận của Công ty CP Cao su Đà Nẵng (Cao su Đà Nẵng) chịu nhiều sức ép.
Báo cáo mới đây của Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư thuộc Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dẫn số liệu từ Cao su Đà Nẵng cho biết, trong tháng 10/2021, doanh thu của công ty đạt trên 400 tỷ đồng, tăng 30% so với trước đó, trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 9 triệu USD.
Kết quả này cho thấy sự phục hồi tốt về kinh doanh sau giai đoạn giãn cách xã hội. Sự sụt giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi việc các tỉnh miền Nam và miền Trung – vùng kinh doanh chủ yếu của công ty tại thị trường nội địa – thực hiện giãn cách xã hội nghiệm ngặt, khiến sản lượng tiêu thụ nội địa của công ty giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, song công ty chịu áp lực tăng giá cước vận tải và khan hiếm container trên toàn cầu.
Báo cáo của Cao su Đà Nẵng cho biết, riêng ảnh hưởng của việc gia tăng chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu đã làm giảm khoảng 36 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó là đà tăng của giá dầu thế giới và nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp. Sau giai đoạn tăng giá, giá cao su thiên nhiên đã liên tục sụt giảm từ quý II/2021 do thiếu container vận chuyển và nhiều nước phải đối mặt với tình trạng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng, làm giảm kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế khu vực.