Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 31/12/2020, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 5/2021, giảm 7,3 JPY, ghi nhận ở mức 241,8 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 275 CNY (26,04 USD) xuống 13.715 CNY/tấn.
Hoạt động sản xuất cao su bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Nhu cầu cao su nguyên liệu đang thấp tại Trung Quốc do sản xuất lốp xe ở miền Bắc nước này bị hạn chế để bảo vệ môi trường, trong khi các nhà máy sản xuất ở miền Đông Trung Quốc bị ảnh hưởng do việc hạn chế sử dụng điện.
Mặt khác, tình trạng thiếu container vận chuyển cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lốp xe. Tất cả những yếu tố này dẫn tới nhu cầu cao su nguyên liệu sụt giảm.
Năm 2021, sản lượng cao su thế giới được dự đoán sẽ phục hồi khi tăng 8,6% lên 13,7 triệu tấn. Tuy nhiên, ngay cả khi nó tăng với tỷ lệ 8,6% như dự đoán, thì sản lượng năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn so với năm 2019 (đạt 13,8 triệu tấn) hoặc năm 2018 (đạt 13,8 triệu tấn).
Nhu cầu cao su nguyên liệu thấp tại Trung Quốc, do sản xuất lốp xe ở miền Bắc nước này bị hạn chế để bảo vệ môi trường, trong khi các nhà máy sản xuất ở miền Đông Trung Quốc bị ảnh hưởng do việc hạn chế sử dụng điện.
Giá cao su kỳ hạn tháng 01/2021 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,1% xuống 146,9 US cent/kg.
Mặc dù Nhật Bản và Singapore không sản xuất cao su còn Trung Quốc thì không xuất khẩu, thế nhưng những quốc gia này lại có khả năng chi phối thị trường cao su thiên nhiên một cách đáng kể.
Hội đồng Cao su Ấn Độ đang chuẩn bị ứng dụng một nền tảng trực tuyến để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giao dịch cao su trên sàn kỳ hạn. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong thời gian tới.
Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới, cũng là nước trồng cao su tự nhiên hàng đầu của Châu Phi, đã xuất khẩu được 972.220 tấn cao su tự nhiên trong 10 tháng đầu năm 2020, cao hơn gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đã tăng trong những năm gần đây do người trồng cao su lạc quan về thu nhập ổn định hơn, nên đã chuyển từ trồng ca cao sang cao su.
Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên năm 2021 sẽ cùng phục hồi
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 12/2020, giá cao su tại sàn giao dịch hàng hoá Osaka Exchange và SHFE Thượng Hải tăng, giá tại Thái Lan giảm.
Tại Thái Lan, ngày 18/12/2020 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 63,8 Baht/kg (tương đương 2,14 USD/kg), giảm 6,8% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trở lại trong những ngày gần đây, sau những chuỗi ngày giảm mạnh trước đó nhờ tình hình sản xuất tại Trung Quốc ổn định và thị trường kỳ vọng vào các biện pháp kích thích tài chính của Mỹ.
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 11/2020 tăng tháng thứ 8 liên tiếp, với tốc độ tăng nhanh nhất trong 20 tháng do chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại và xuất khẩu hàng hoá tăng.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới trong 10 tháng năm 2020 đạt 10,09 triệu tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2021, tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới dự đoán sẽ phục hồi trở lại, đạt 13,43 triệu tấn, tăng gần 5% so với năm 2020, mặc dù phục hồi nhưng tiêu thụ cao su tự nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2019 (13,76 triệu tấn) và năm 2018 (13,89 triệu tấn).
Ấn Độ đồng loạt giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chính
Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ, tuy nhiên nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều sụt giảm mạnh cả về lượng và trị giá.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 cung cấp cao su cho Ấn Độ với 47,2 nghìn tấn, trị giá 68,73 triệu USD, giảm 52,5% về lượng và giảm gần 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị phần cao su, cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng giảm từ 12,58% trong 9 tháng đầu năm 2019, xuống còn 7,68% trong 9 tháng đầu năm 2020.
Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2020 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Việt Nam, Malaysia và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Indonesia, Bờ Biển Ngà và Singapore lại tăng.
Cùng thời gian, Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu mặt hàng cao su tổng hợp (mã HS: 4002), với 279.640 tấn, trị giá 491,45 triệu USD, giảm 18,5% về lượng và giảm 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Hàn Quốc, Nga, Singapore, Nhật Bản và Mỹ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2020 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nga trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ tăng.
Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam chỉ chiếm 0,1% trong tổng nhập khẩu cao su tổng hợp của Ấn Độ.