Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 31/8/2019, lúc 9h30, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,5yen/kg lên mức 164,0 yen/kg, sau khi Mỹ và Trung Quốc tỏ nhiều dấu hiệu về thiện chí giải quyết bất đồng thương mại. Tuy nhiên, tính chung cả tuần vẫn giảm tuần thứ 3 liên tiếp.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange(auto u pdate)
Trade Date: Sep 02, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Close |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sep 2019 |
159.2 |
159.2 |
161.0 |
159.2 |
159.8 |
+0.6 |
25 |
|
Oct 2019 |
156.3 |
156.4 |
158.0 |
156.4 |
157.8 |
+1.5 |
5 |
|
Nov 2019 |
160.0 |
160.0 |
160.9 |
160.0 |
160.9 |
+0.9 |
54 |
|
Dec 2019 |
161.8 |
162.1 |
162.3 |
162.1 |
162.1 |
+0.3 |
62 |
|
Jan 2020 |
162.4 |
162.8 |
163.1 |
162.7 |
163.1 |
+0.7 |
75 |
|
Feb 2020 |
163.5 |
164.0 |
164.2 |
163.5 |
164.0 |
+0.5 |
214 |
|
Total |
435 |
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 1,44 tỷ USD, giảm 10,5% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Trung Quốc, nhưng chỉ chiếm 9,1% trong tổng lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Thái Lan chiếm 56,4%, Malaysia chiếm 13,2%, Indonesia chiếm 9,1%.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, với 96,59 nghìn tấn, trị giá 130,71 triệu USD, tăng 35,2% về lượng và tăng 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) đạt 2,10 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thái Lan, Việt Nam và Malaysia là 3 thị trường chính cung cấp cao su tổng hợp cho Trung Quốc. Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 15,5%; trong khi Thái Lan chiếm tới 36,7% trong tổng lượng cao su tổng hợp nhập khẩu của Trung Quốc trong kỳ.
Ảnh minh họa: internet
Xu hướng giảm giá trên thị trường cao su liệu có còn tiếp diễn?
Sau khi liên tiếp tăng từ giữa tháng 4/2019 đến giữa tháng 6/2019, giá cao su thế giới quay đầu giảm không ngừng từ đó tới nay.
Hiện hợp đồng giao dịch trên sàn Tokyo (tham chiếu cho toàn Châu Á) ở mức giá khoảng 160 yen/kg, giảm 10% trong một tuần qua và giảm 31% trong vòng một tháng qua. Mức giá hiện tại thấp hơn khoảng 2% so với lúc bước vào năm 2019.
Có 2 nguyên nhân chính khiến giá cao su giảm ở thời điểm hiện tại.
Thứ nhất là lo ngại 3 nước xuất khẩu cao su chủ chốt là Malaysia, Indonesia và Thái Lan có thể gia tăng xuất khẩu sau khi kết thúc giai đoạn kiềm chế xuất khẩu.
Theo thỏa thuận của Ủy bao Cao su Ba bên (ITRC), 2 nước sản xuất cao su Indonesia và Malaysia bắt đầu kiềm chế xuất khẩu cao su từ 1/4/2019 và kéo dài trong vòng 4 tháng, tức là chấm dứt từ 31/7/2019. Riêng Thái Lan bắt đầu hạn chế xuất khẩu muộn hơn, từ 20/5/2019, nên thời gian kiềm chế sẽ còn kéo dài khoảng một tháng nữa.
Thứ hai, căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung gia tăng khi mới đây Trung Quốc quyết định áp thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ còn Mỹ thì tăng thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã làm cho giới đầu tư hết sức lo ngại về hậu quả của cuộc chiến này. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo kinh tế của không chỉ 2 quốc gia này mà toàn thế giới suy yếu, đồng nghĩa với nhu cầu hàng hóa, trong đó có các sản phẩm cao su, sụt giảm theo.
Thị trường cao su thế giới đang chịu tác động từ yếu tố tâm lý hơn là yếu tố cung – cầu. Thực vậy, những thông tin mới nhất đều cho thấy sản lượng cao su thiên nhiên của những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chủ chốt mặt hàng này đều đang giảm chứ không phải tăng.
Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên trong thời gian tới dự báo sẽ vẫn khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường đang bước vào chu kỳ giảm.
Nhìn chung, mức dư cung cao su thiên nhiên đã giảm đáng kể trong năm 2018 và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do giá thấp. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong tình trạng dư thừa, và sự cân bằng cung – cầu thiếu bền vững bởi theo nghiên cứu của LMC thì “Diện tích cao su trên thực tế không giảm sút, mà chỉ là các nước trồng cao su giảm tần suất khai thác mà thôi”.