Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/3/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 6/2021, mở cửa giảm 5,9 JPY, tương đương 2,2%, ghi nhận ở mức 261 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm gần 3% so với phiên trước, xuống ở 14.925 CNY/tấn.
Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp đối với các trường hợp nhiễm Covid-19 mới tại Tokyo và ba quận lân cận cho đến ngày 21/3/2021, lâu hơn hai tuần so với dự kiến.
Giá cao su thế giới hôm nay giữ đà giảm trên các sàn Châu Á, mức chênh lệch thấp.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2/2021, mang lại nhiều kỳ vọng hồi phục thị trường hàng hóa sau đại dịch COVID-19, trong đó có cao su.
Sự hồi phục kinh tế của Mỹ ở mức khiêm tốn trong những tuần đầu của năm 2021, nhưng các doanh nghiệp khá lạc quan về những tháng tới đây.
Theo Hội đồng Cao su Malaysia (MRC), trước bối cảnh đầy thách thức như hiện nay, MRC sẽ tập trung vào phát triển nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất cao su, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp cao su phát triển theo hướng bền vững hơn. Ngành cao su Malaysia phải tập trung vào thiết kế, phát triển, đa dạng hóa, tự động hóa và tối ưu hóa kỹ thuật số trong sản xuất.
Tất cả những yếu tố này sẽ là cơ sở để ngành cao su có thể tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tiếp tục đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia, dẫn nguồn Kinh tế và tiêu dùng.
Giá cao su tiếp tục tăng trên các thị trường chủ chốt
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 2/2021, giá cao su trên các thị trường chủ chốt tiếp tục tăng.
Đặc biêt, giá tại Osaka Exchange (OSE), giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 252 Yên/kg, tương đương 2,38 USD/kg, tăng hơn 1% so với 10 ngày trước đó và tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su tại Nhật Bản tăng khi kinh tế đang dần hồi phục và nhu cầu nước ngoài cải thiện.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/2/2021, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 15.100 NDT/tấn, tương đương 2,34 USD/ tấn, tăng 1,7% so với 10 ngày trước đó và tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Thái Lan, ngày 18/2/2021 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 65,64 Baht/kg, tương đương 2,19 USD/kg, tăng 7,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) cho biết sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 giảm gần 6% do thời tiết bất thường, bệnh rụng lá ở cây cao su và dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á, mặc dù sản lượng của Mexico và Bờ Biển Ngà tăng.
IRSG dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế giới năm 2021 sẽ hồi phục nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại, chủ yếu nhờ thị trường của những nước mới nổi.
Nhu cầu cao su tổng hợp năm 2021 dự báo sẽ tăng 10,2% so với năm 2020 nhờ nhu cầu găng tay và các sản phẩm khác tăng mạnh trong mùa dịch. Thị trường cao su cũng sẽ được hỗ trợ khi giá dầu tăng nhanh và đồng USD yếu.
Bệnh phấn trắng hại cây cao su
Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa thay lá là bệnh phấn trắng trên cao su. Bệnh đã làm cây bị rụng lá nhiều lần, gây mất sức cây, vì vậy làm chậm thời gian khai thác và làm giảm sản lượng mủ đáng kể. Bệnh cũng làm chậm tốc độ sinh trưởng, hoặc có thể gây chết cây ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ươm giống
Triệu chứng: Chủ yếu bệnh gây hại giai đoạn ra lá non, lúc lá có màu đồng tím. Bệnh làm lá nhăn nheo, dị hình, mặt dưới lá phủ một lớp phấn trắng, sau đó bị rụng. Khi lá ở giai đoạn đã có màu xanh nhạt, vết bệnh biểu hiện là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, trên phủ một lớp phấn trắng mỏng, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển, nếu nặng lá sẽ rụng. Ở các giai đoạn sau, lá bị bệnh không bị rụng, mà để lại các vết bệnh màu vàng loang lổ, với nhiều hình dạng khác nhau.
Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển: Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây ra. Bệnh gây hại cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang khai thác. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới vào đầu mùa Xuân hàng năm, nhất là khi có điều kiện lạnh, ẩm thấp và sương mù nhiều.
Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao:
- Ngay từ đầu, nếu có điều kiện chọn các giống kháng bệnh để trồng, hoặc ít nhất không trồng các giỗng nhiễm bệnh.
- Vệ sinh vườn cao su ngay sau khi cây rụng lá (gom lá lại rồi rải vôi hay xịt thuốc).
- Bón phân cân đối – hợp lý, chú ý tăng cường lượng phân Kali cho cây, nên sử dụng phối hợp phân bón lá SPC-K.
- Thăm vườn cao su thường xuyên trong giai đoạn thay lá, để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.