Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 4/10/2021, lúc 8h30, kỳ hạn tháng 3/2022, chốt ở mức 210,7 JPY/kg, giảm 1,1 yên, tương đương 0,5%. Giá kỳ hạn này đã đạt mức cao nhất ở 210,6 JPY/kg kể từ ngày 07/9.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải lên mức 13.815 CNY/tấn, tăng 35 CNY.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản không biến động do các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động công nghiệp ở châu Á tháng 9 chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng như cao su.
Đảng cầm quyền của Nhật Bản bầu ra lãnh đạo mới – người sẽ đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng và có khả năng sẽ duy trì các chính sách kích thích để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế từ COVID-19, được xem là yếu tố tích cực cho việc tăng giá cao su trong sắp tới.
Hoạt động sản xuất của châu Á trong tháng 9 “mờ nhạt” do các dấu hiệu tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại và các nhà máy ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 gây ra đã đè nặng lên các nền kinh tế của khu vực.
Trên sàn Singapore, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 10/2021 đóng cửa phiên 29/9 chốt ở 166 US cent/kg, tăng 1,8% so với giá đóng cửa phiên trước đó.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,9% lên 14.190 CNY/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 các chủng loại RSS3, STR20, USS3 tại Thái Lan; SMR20 tại Malaysia; SIR20 tại Indonesia đóng cửa phiên 29/9 vững giá.
Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam mới nhất
Trong tháng 8/2021, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 72% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 8/2021 ở mức 1.624 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 7/2021 và tăng 32,8% so với tháng 8/2020.
Lũy kế trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 778,93 nghìn tấn cao su, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 45,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Ấn Độ đều tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó đáng chú ý mặt hàng tăng trưởng rất ấn tượng là SVR 20, tăng tới 1.298,1% về lượng và tăng 1.618,8% về trị giá.
Cụ thể, sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, trong khi nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19 ở bang Kerala - nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ.