Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 4/12/2021, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 4/2022, giảm mạnh xuống mức 235,4 JPY/kg, giảm xuống 4,3 yên, tương đương 1,83%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 120 CNY, xuống mức 14.360 CNY/tấn, tương đương 0,83%.
Giá cao su châu Á đồng loạt giảm do lo ngại virus biến thể Omicron có thể làm chậm lại đà hồi phục kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu đối với nguyên liệu này.
Dự báo, trong giai đoạn 2021 2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung đang giảm dần. Vì thế, xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi về giá.
Trên sàn Singapore, hợp đồng kỳ hạn tháng 1 ở mức 173 US cent/kg, giảm 3,3%.
Xuất khẩu cao su tháng 10 tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ nhờ thị trường tăng tiêu thụ
Theo Cục Xuất nhập khẩu cao su trong thời gian qua tăng trưởng cao là do các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Canada tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2021, xuất khẩu cao su đạt gần 204.700 tấn, trị giá hơn 339,4 triệu USD, so với tháng 10/2020 tăng 5,4% về lượng và tăng gần 26% về trị giá.
Như vậy, sau hai tháng ghi nhận sự sụt giảm so với cùng kỳ, xuất khẩu cao su tháng 10 đã lấy lại đà tăng trưởng so với tháng 10/2020.
Trong tháng 10, giá cao su xuất khẩu bình quân ở mức 1.659 USD/tấn, tăng nhẹ 0,2% so với tháng 9 và tăng 19,5% so với tháng 10/2020.
Trong khi đó, có khoảng 0,6 triệu ha cao su trưởng thành ở các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Sry Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc… bị hư hại.
Ngoài ra, mưa trái mùa cũng làm gián đoạn việc thu hoạch mủ ở Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.
Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong tháng 10, chiếm 70,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 144.900 tấn, trị giá 236,33 triệu USD.