Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 4/3/2020, lúc 17h10, kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 1,5yên/kg, lên mức 172,0 yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Trade Date: Mar 05, 2020 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Close |
Change |
Volume |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mar 2020 |
169.2 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Apr 2020 |
170.9 |
170.8 |
170.9 |
170.8 |
170.9 |
+0.0 |
12 |
May 2020 |
172.5 |
172.7 |
172.8 |
172.7 |
172.8 |
+0.3 |
3 |
Jun 2020 |
171.0 |
171.4 |
171.4 |
170.5 |
170.5 |
-0.5 |
4 |
Jul 2020 |
170.5 |
171.6 |
172.0 |
170.5 |
172.0 |
+1.5 |
108 |
Aug 2020 |
170.5 |
170.8 |
172.0 |
170.2 |
172.0 |
+1.5 |
356 |
Total |
|
483 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm nhẹ trong ngày 4/3/2020, sau khi chứng khoán phố Wall giảm do Fed bất ngờ giảm 0,5% điểm lãi suất.
Giá dầu toàn cầu kết thúc giảm nhẹ trong ngày 3/3/2020, chịu áp lực bởi chứng khoán giảm song mức giảm được hạn chế khi các nước sản xuất hàng đầu xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa để hỗ trợ giá.
Đồng USD ở mức khoảng 107,31 JPY so với 107,75 JPY trong ngày thứ ba (3/3/2020).
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn SICOM giảm 1,4% xuống 129,2 US cent/kg.
Theo một số chuyên gia tại hãng Sara Traders tại thành phố Kottaya, bang Kerala, Ấn Độ, nguồn cung cao su tại Ấn Độ tương đối thấp so với mọi năm do điều kiện thời tiết tại vùng nguyên liệu Kerala không thuận lợi.
Thông thường, mùa thu hoạch mủ cao su diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm. Tuy nhiên, mùa lấy mủ cao su niên vụ 2019 - 2020 kết thúc vào tháng 02/2020, do thời tiết nắng nóng kéo dài. Trong khi nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng giảm, khiến nguồn cung cao su nội địa gặp khó khăn.
Theo một số nhà phân tích tại J K Tyres, ngành sản xuất lốp ô tô của Ấn Độ đang thiếu nguồn cung cao su tự nhiên, khi mà ngành sản xuất ô tô đang có dấu hiệu phục hồi.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2019, sản lượng và nhu cầu cao su tự nhiên thế giới đều giảm so với năm 2018.
Theo ANRPC, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2019 giảm 0,7%, xuống còn 13,8 triệu tấn do hơn 480 nghìn ha cao su bị bệnh nấm. Lượng tiêu thụ cao su tự nhiên năm 2019 cũng giảm 1% so với năm 2018, xuống còn 13,7 triệu tấn.
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cao su tăng vọt gần 145% trong nửa đầu tháng 2/2020
Xuất khẩu cao su của cả nước trong 15 ngày đầu tháng 02/2020 đạt 42,69 nghìn tấn, trị giá 62,43 triệu USD, tăng 144,9% về lượng, và tăng 139,3% về trị giá so với 15 ngày trước đó.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 02/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 42,69 nghìn tấn, trị giá 62,43 triệu USD, tăng 144,9% về lượng, và tăng 139,3% về trị giá so với 15 ngày trước đó; tăng 99,3% về lượng và tăng 124,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 02/2020 bình quân ở mức 1.462 USD/tấn, giảm 2,3% so với 15 ngày trước đó, nhưng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/02/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 132,62 nghìn tấn, trị giá 193,54 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.459 USD/tấn, tăng 14,5% so với mức giá xuất khẩu trung bình của cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nên bất kỳ sự biến động nào về nhu cầu cao su của thị trường này cũng tác động lớn tới ngành cao su Việt Nam. Dự báo, quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do cây cao su đang bước vào mùa thấp điểm (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm), sản lượng giảm nên những rủi ro về xuất khẩu cũng hạn chế phần nào. Theo thống kê, quý I của năm 2018 và năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 15% – 20% tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này cả năm.