Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/11/2020, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 4/2021 tăng 8 JPY tương đương 3,8%, ghi nhận ở mức 218,2 JPY/kg.
Đóng cửa phiên trước đó, giá cao su đã giảm gần 9%, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21/10/2020 ở 209,2 JPY/kg do các nhà đầu tư bán ra chốt lời. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 10/2020 giá cao su đã tăng 36%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 115 CNY, lên 15.025 CNY (2.260 USD)/tấn.
Giá cao su đã vọt lên mức cao nhất hơn 3 năm trong tháng trước đó, do nhu cầu về găng tay bảo hộ tăng mạnh bởi đại dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp hồi phục tại Trung Quốc, cùng với nguồn cung khan hiếm do các nhà sản xuất bổ sung dự trữ.
Trước đó, giá đã tăng mạnh 36% trong tháng 10/2020, vọt lên mức cao nhất hơn 3 năm do nhu cầu về găng tay bảo hộ tăng mạnh bởi đại dịch COVID-19.
Theo một số đại lý có trụ sở tại Tokyo, một số nguồn cung mới có sẵn tại thị trường Thái Lan đang làm giảm lo ngại về thiếu hụt nguồn cung cho niên vụ 2021. Cơ quan cao su Thái Lan (RAOT) cho biết giá trong nước sẽ không giảm cho đến hết năm nay, do nhu cầu tăng cao ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu.
Đồng USD ở mức khoảng 104,29 JPY so với 104,94 JPY trong phiên trước đó. Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn SICOM tăng 1,9% so với phiên trước lên ở 153,8 US cent/kg.
Thị trường tài chính thế giới đang bất ổn trong bối cảnh chưa chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cũng khiến mức chênh lệch giá cả hàng hóa không quá cao.
Cung không đủ cầu khiến giá cao su Đông Nam Á tăng cao
Giá cao su đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn ba năm khi nhu cầu găng tay bảo hộ tăng cao do cuộc khủng hoảng COVID-19 và nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc, trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm do các nhà sản xuất đang vật lộn để bổ sung dự trữ.
Sản xuất cao su trên khắp Đông Nam Á – nơi chiếm 2/3 tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu – đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu lao động do COVID-19 và lũ lụt cũng như các hiện tượng thời tiết bất lợi khác tại Thái Lan và Việt Nam.
Dữ liệu mới đây đã cho thấy chênh lệch cung cầu đang nới rộng và các nhà kinh doanh cao su lo ngại tình trạng thiếu cung sẽ còn trầm trọng hơn nữa do những bất ổn về chính trị ở Thái Lan, nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, sự hồi phục ở Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện ca nhiễm COVID-19, càng khiến nguồn cung bị thắt chặt. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã tăng trưởng 4,9% trong quí III/2020 so với cùng kì năm trước.
Còn MARGMA thì cho biết Malaysia, một trung tâm sản xuất của hãng sản xuất găng tay hàng đầu thế giới Top Glove, đã chứng kiến xuất khẩu găng tay cao su tăng vọt 48% trong 6 tháng đầu năm 2020. MARGMA cũng dự đoán tình trạng thiếu găng tay cao su trên toàn cầu sẽ còn kéo dài tới quí I/2022.
Một thương nhân thuộc công ty kinh doanh cao su có trụ sở ở Singapore cho biết: "Nhu cầu cao su để sản xuất găng tay quá mạnh và đang lấn vào nguồn cung cao su nguyên liệu dành cho các sản phẩm khác như lốp xe".
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Anh tháng 9/2020: Nhập khẩu cao su tăng 485%
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh trong tháng 9/2020 hơn 530,9 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu sang Anh 411,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gấp 8 lần so với nhập khẩu.
9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt gần 4,2 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu 3,7 tỉ USD và nhập khẩu 508,6 triệu USD.
Hai nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch trên 100% so với tháng 8 là: dây điện và dây cáp điện tăng 204%; sản phẩm từ cao su tăng 146%.