Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/7/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 2,2 JPY, tương đương 1,01% lên mức 220,2 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 350 CNY, tương đương 2,71%, lên mức 13.245 CNY/tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 5/2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 466 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 862,2 triệu USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 42,6% về trị giá so với tháng 5/2020.
Trong thời gian giữa tháng 6, giá cao su tự nhiên có chiều hướng đi xuống do thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ô tô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip.
Song song đó, đợt bùng phát dịch tại nhiều công ty sản xuất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của ngành ô tô, cũng như các ngành công nghệ.
Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh tại một trong những cảng biển lớn nhất thế giới ở miền Nam Trung Quốc, gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu, cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cao su đi xuống.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 550,95 nghìn tấn, trị giá 927,75 triệu USD, tăng 59,5% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
ANRPC nâng dự báo triển vọng cao su toàn cầu so với dự báo trước đó khi kinh tế một số quốc gia bắt đầu hồi phục. Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 4 liên tiếp chủ yếu nhờ kỳ vọng nhu cầu năng lượng
Giá cao su giữa tháng 6 tiếp tục giảm vì tác động của dịch COVID-19
Giá cao su giảm do đại dịch COVID-19 tại khu vực châu Á diễn biến phức tạp khi chiến dịch tiêm vắc xin mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng mạnh dẫn tới lạm phát tại nhiều nước ở mức cao, sẽ có ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 6/2021, giá cao su tự nhiên trên các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm so với 10 ngày trước đó.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su suy yếu do lo ngại nguồn cung tăng lên sau mùa đông khô hạn ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
Theo đó, tồn kho cao su tự nhiên theo chứng từ tại SHFE tuần từ ngày 14/6 – 18/6 ở mức 174.630 tấn, giảm 810 tấn (giảm 0,5%) so với tuần trước đó.
Tại Thái Lan giá cao su tiếp tục xu hướng giảm, ngày 18/6 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức hơn 63 Baht/kg (tương đương 2,01 USD/kg), giảm gần 5% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su giảm do đại dịch COVID-19 tại khu vực châu Á diễn biến phức tạp khi chiến dịch tiêm vắc xin mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng mạnh dẫn tới lạm phát tại nhiều nước ở mức cao, sẽ có ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
Thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ô tô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip. Đợt bùng phát dịch tại nhiều công ty sản xuất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan và Malaysia đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của ngành ô tô, cũng như các ngành công nghệ.
Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh tại một trong những cảng biển lớn nhất thế giới ở miền Nam Trung Quốc đã gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu.