Giá cao su hôm nay 6/4/2021: Giảm mạnh trên các sàn

(VOH) – Giá cao su ngày 6/4 giảm đồng loạt trên các sàn châu Á khi nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng sau đại dịch.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 6/4/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2021, giảm 3,1 JPY, tương đương 1,25% xuống mức 247,6 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 6/4/2021: Giảm mạnh trên các sàn 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải đi ngang, ghi nhận mức giá 14.150 CNY/tấn. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su trên thị trường châu Á giảm do lo ngại về đợt phong tỏa chống dịch COVID-19 mới ở châu Âu và nhiều nước châu Á, cũng như căng thẳng gia tăng giữa các nước châu Âu và Trung Quốc có thể làm chậm lại sự hồi phục nhu cầu cao su trên toàn cầu.

Tại Thái Lan, giá cao su cũng có xu hướng tăng đến ngày 18/3/2021, sau đó giảm trở lại. Ngày 29/3, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 65,4 Baht/kg (tương đương 2,1 USD/kg), giảm 7,7% so với cuối tháng 2/2021, nhưng tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Các nhà máy khắp Châu Âu và Châu Á tăng sản xuất trong tháng 3 do nhu cầu phục hồi vững chắc hỗ trợ các nhà sản xuất vượt qua những thất bại do đại dịch, củng cố sự lạc quan của thị trường rằng việc triển khai vaccine và tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ, Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu trở lại tăng trưởng.

Đợt phong tỏa chống dịch COVID-19 mới ở Châu Âu và nhiều nước Châu Á, cũng như căng thẳng gia tăng giữa các nước Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục làm chậm lại sự hồi phục nhu cầu cao su trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các chương trình tiêm chủng vaccine chống COVID-19 của hãng AstraZeneca đang diễn ra rộng rãi ở Châu Âu, hứa hẹn nhanh chóng đẩy lùi được đại dịch.

Ngoài ra, đồng JPY suy yếu so với đồng USD khiến cao su mua bằng đồng JPY Nhật Bản đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn SICOM tăng 0,9% lên 165 US cent/kg

Giá cao su tháng 3 đồng loạt giảm ở cả thị trường thế giới và trong nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 3/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt có xu hướng giảm mạnh.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản giá cao su có xu hướng tăng trong 12 ngày đầu tháng, sau đó giảm trở lại. 

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su có xu hướng giảm mạnh.

Tại Thái Lan, giá cao su cũng có xu hướng tăng đến ngày 18/3/2021, sau đó giảm trở lại. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su trên thị trường châu Á giảm do lo ngại về đợt phong tỏa chống dịch COVID-19 mới ở châu Âu và nhiều nước châu Á, cũng như căng thẳng gia tăng giữa các nước châu Âu và Trung Quốc có thể làm chậm lại sự hồi phục nhu cầu cao su trên toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày cuối tháng 3/2021, giá cao su ở khu vực Đông Nam Bộ được các thương lái thu mua dao động quanh mức 315 - 325 đồng/độ mủ, giảm 5 - 15 đồng/độ mủ so với 10 ngày trước đó và giảm 5 đồng/độ mủ so với cuối tháng 2/2021.

Giá cao su hôm nay 6/4/2021: Giảm mạnh trên các sàn 2
Ảnh minh họa - Internet 

Doanh nghiệp ngành cao su còn lúng túng trong quá trình chứng minh gỗ hợp pháp

Tại hội thảo kỹ thuật Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS trong ngành cao su Việt Nam”, TS. Nguyễn Tử Kim, Chuyên gia lâm nghiệp của dự án, cho biết kết quả khảo sát cho thấy 100% tiểu điền không biết về VPA/FLEGT và không biết các quy định VNTLAS trong hệ thống gỗ hợp pháp Việt Nam. 

Bên cạnh đó, có tới 63% doanh nghiệp chưa nắm bắt được các yêu cầu của FLEGT/VPA và không đáp ứng được yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ trong nước hợp pháp.

Đối với các bằng chứng về hoạt động chế biến, sản xuất của doanh nghiệp, chưa có nhiều doanh nghiệp chú tâm đến việc xây dựng hệ thống lưu trữ hồ sơ về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đa số doanh nghiệp hiện tại mới lưu theo cách thụ động, chưa lưu trữ có hệ thống và rất khó để giải trình khi bị kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình.

Ngoài ra, các kênh liên lạc với khách hàng tại thị trường châu Âu rất hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp không làm ăn trực tiếp với khách hàng châu Âu mà thông qua trung gian. 

Do đó, những yêu cầu về lâm nghiệp, về gỗ từ phía châu Âu không đến được doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, gây lúng túng trong quá trình thực hiện VPA/FLEGT.