Giá cao su hôm nay 6/9/2021: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải

(VOH) - Giá cao su ngày 6/9 tiếp tục tăng trên sàn châu Á. Giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 6/9/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 1/2022, giảm nhẹ xuống mức 0,7 JPY, tương đương 0,33% xuống mức 209,8 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 6/9/2021: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 100 CNY, tương đương 0,78%, lên mức 12.950 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 6/9/2021: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải 2

Cao su kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2,2% lên 212 JPY (1,9 USD)/kg, tính chung cả tuần tăng 2,7% sau hai tuần sụt giảm.

Trung Quốc có thể tăng cường chi tiêu tài chính và tăng trưởng tín dụng do sự phục hồi kinh tế của họ chậm lại. Tồn trữ cao su tại sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2,6% so với một tuần trước.

Tuần từ ngày 20/8 - 30/8/2021, tồn kho cao su tự nhiên dựa theo chứng từ tại SHFE đạt 186.380 tấn, tăng 4.810 tấn (tăng 2,6%) so với tuần trước. Số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 211.342 tấn, tăng 4.278 tấn (tăng 2,1%) so với tuần trước.

Giá cao su của Nhật Bản tăng trong phiên đầu tuần do hy vọng số liệu yếu tại Trung Quốc có thể thúc đẩy Bắc Kinh tung ra thêm một số biện pháp kích thích và do nhu cầu tài sản rủi ra tăng trên thị trường chứng khoán Nhật Bản mạnh lên sau khi Thủ tường Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định từ chức.

Giá tăng còn do các nhà đầu tư săn giá hời sau khi giá giảm trong tháng thứ 3, lấn át những dấu hiệu hoạt động sản xuất của châu Á mất đà trong tháng 8/2021.

Tại Thái Lan, giá có xu hướng giảm trong mấy phiên gần đây, nhưng so với cuối tháng 7/2021 giá vẫn tăng nhẹ.

Giá cao su hôm nay 6/9/2021: Tăng mạnh trên sàn Thượng Hải 3
Ảnh minh họa - Internet 

PEFC tổ chức Hội thảo trực tuyến về kết quả bước đầu và kinh nghiệm để đạt chứng chỉ quốc tế cho sản phẩm từ cao su

Hội thảo được PEFC tổ chức trực tuyến vào ngày 22/9/2021 (15g00 – 16g00) nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp, nông hộ đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời, xây dựng kết nối với thị trường. 

Các diễn giả và người tham dự sẽ có cơ hội thảo luận lợi ích của chứng nhận, bao gồm cải tiến hệ thống quản lý, giảm thiểu rủi ro, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện sinh kế và năng suất của các hộ tiểu điền.

PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification) là Chương trình công nhận chứng chỉ rừng trên thế giới thông qua các hệ thống Chứng nhận rừng quốc gia được phát triển cùng với sự tham gia của nhiều bên liên quan và phù hợp với điều kiện cũng như các ưu tiên của quốc gia đó. 

Đến tháng 6/2021, PEFC đã công nhận chứng chỉ quản lý rừng (FM) cho hơn 330 triệu ha tại 44 quốc gia, chiếm 75% diện tích rừng được chứng nhận trên thế giới, và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) cho khoảng 20.000 công ty/tổ chức của 70 quốc gia. PEFC hiện có 55 thành viên quốc gia và đã công nhận 49 hệ thống chứng nhận rừng quốc gia. 

Hệ thống chứng nhận rừng quốc gia của Việt Nam (VFCS) đã được PEFC công nhận từ ngày 29/10/2020, mở ra cơ hội cho các sản phẩm có chứng chỉ VFCS/PEFC thâm nhập vào thị trường thế giới đang yêu cầu sản phẩm được sản xuất và quản lý bền vững. 

Được sự hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp và PEFC, từ năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng. Đến tháng 8/2021, đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ PEFC-CoC.

Tại Hội thảo, đại diện VRG sẽ có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm đã thực hiện và dự kiến kế hoạch tiếp theo để mở rộng số lượng diện tích cao su và nhà máy đạt chứng chỉ VFCS và PEFC.