Giá cao su hôm nay 7/6/2021: Giảm mạnh, đại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung

(VOH) – Giá cao su ngày 7/6 giảm mạnh sao với phiên cuối tuần trước, do những mối lo ngại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 7/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh 3 JPY, tương đương 1,25% xuống mức 240 JPY/kg. 

Giá cao su hôm nay 7/6/2021: Giảm mạnh, đại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 1,13% lên mức 13.095 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 7/6/2021: Giảm mạnh, đại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung 2

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 5/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt biến động trái chiều so với cuối tháng 4/2021. Cụ thể, giá tại Nhật Bản và Thái Lan tăng, trong khi giảm tại Thượng Hải.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất ô tô Mỹ hồi phục tích cực cũng góp phần làm cho thị trường thêm sôi động.

Ngoài ra, dịch COVID-19 bùng phát ở châu Á khiến cho việc thu hoạch mủ gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung.

Dự báo trong những tháng tới, nhu cầu nhập khẩu cao su của Mỹ sẽ phục hồi trong bối cảnh nguồn cung cao su thiên nhiên hạn hẹp đã tạo tâm lý rất tốt với các thị trường.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore giảm 1,1% xuống 164,9 US cent/kg.

Tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 được mở rộng phần nào khiến đại dịch lắng xuống, cho phép các nhà chức trách dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với các doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế mở cửa trở lại. Điều đó đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu.

Giá cao su hôm nay 7/6/2021: Giảm mạnh, đại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung 3

Giá cao su biến động trái chiều trong tháng 5

Trong tháng 5/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan tăng do đại dịch COVID-19 bùng phát khiến cho việc thu hoạch mủ gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung, trong khi đó, giá cao su lại có xu hướng giảm tại Thượng Hải.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 5/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt biến động trái chiều, so với cuối tháng 4/2021 giá tại Nhật Bản và Thái Lan tăng, trong khi giảm tại Thượng Hải.

Nguồn cung cao su toàn cầu chuyển sang thiếu hụt do Trung Quốc tăng cường mua vào. Ngành sản xuất ô tô Mỹ hồi phục tích cực cũng góp phần làm cho thị trường thêm sôi động. 

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 bùng phát ở châu Á khiến cho việc thu hoạch mủ gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung. 

Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới, đang phải đối mặt với khủng khoảng COVID-19. Bang Kerala, nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ, đã áp lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5/2021 do đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh. 

Tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, làn sóng tái bùng phát dịch COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp khi tổng số ca mắc tính đến nay đã nhiều gấp 4 lần so với đầu tháng 4/2021, trong khi số ca tử vong gấp 4 lần và Bangkok trở thành tâm chấn của đại dịch.

Giá cao su hôm nay 7/6/2021: Giảm mạnh, đại dịch COVID-19 tác động đến nguồn cung 4 
Ảnh minh họa - Internet 

Cao su Campuchia nỗ lực khai thác giữa vòng vây Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lan rộng tại Campuchia. Một số vùng dự án của các công ty cao su thuộc VRG nằm gần vùng dịch. Công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt nhưng vẫn duy trì tốt công tác khai thác trong mùa cạo mới.

Theo chỉ đạo của VRG, các công ty cao su khu vực Campuchia không thu tuyển lao động trong mùa cạo mới 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát. Chính vì vậy, hiện tại, một số công ty thiếu công nhân khai thác. Đối với lao động cũ trước đây mùa nghỉ cạo về quê, nay quay trở lại làm việc, các công ty đã thực hiện đầy đủ quy định về phòng chống dịch và có giấy xác nhận của cơ quan y tế địa phương trước khi quay trở lại với công việc. Đối với các công ty thiếu lao động, hầu hết các phương án được áp dụng là cạo choàng, cạo cuốn chiếu, cạo D5… đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao.

Về phương án thiếu lao động trong mùa dịch, công ty sẽ áp dụng phương pháp chia phần cây và cạo cuốn chiếu, có công nhân phần nào sẽ cạo phần cây đó. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài và nguồn cung không đáp ứng đủ, công ty sẽ chuyển sang chế độ cạo D5 để đảm bảo thực hiện hoàn thành sản lượng.

Mặc dù khó khăn về nguồn công lao động, nhưng công ty quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2021 từ 5% trở lên.

Mặc dù ở rất gần vùng dịch, Cao su Chư Sê Kampong Thom và Bà Rịa Kampong Thom vẫn tiếp tục đảm bảo số lượng công nhân khai thác ổn định, dẫn đầu về sản lượng khai thác 4 tháng đầu năm ở khu vực Campuchia.