Giá cao su hôm nay 8/12/2020: Quay đầu tăng do nguồn cung giảm 

(VOH) – Giá cao su ngày 8/12 tăng trở lại trên các sàn Châu Á khi chịu áp lực từ nguồn cung.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/12/2020, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 1,2 JPY, ghi nhận ở mức 250,8 JPY/kg.

Giá kỳ hạn tháng 2/2021 đang giao dịch ở 250,8 JPY/kg, giảm 0,2 JPY so với phiên hôm 7/12.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 8/12/2020: Quay đầu tăng do nguồn cung giảm ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 55 CNY, lên mức 14.950 CNY/tấn. 

Giá cao su sàn Osaka đã tăng trở lại sau khi giảm 4 phiên liên tiếp từ cuối tuần trước đến hôm qua. Giá cao su Thượng Hải cũng tăng khi chịu áp lực nguồn cung, tuy nhiên mức chênh lệch không cao.

Thời tiết xấu đang ảnh hưởng đến nguồn cung mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ. Việc thiếu hụt nhân công trong các vụ thu hoạch sắp tới cũng là bài toán khó khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp.

Dịch bệnh COVID-19 dã quay trở lại các quốc gia Châu Á như Malaysia, Hồng Kông cũng gây nhiều hoang mang cho thị trường. 

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp, chủ yếu ở các ngành sản xuất máy móc và ô tô, cho thấy nền kinh tế đang phục hồi sau nhưng thiệt hại do đại dịch gây ra.

Các nhà máy của công ty Top Glove, nhà sản xuất cao su hàng đầu Malaysia, hiện phải đóng cửa các nhà máy của mình theo từng giai đoạn để tiến hành các buổi xét nghiệm COVID-19 do tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Có thông tin cho rằng, 20 cơ sở của Top Glove đã tạm thời đóng cửa và chỉ có 8 dây chuyền sản xuất vẫn còn đang hoạt động ở Klang. Do đó, sản lượng của công ty này được dự báo sẽ giảm từ 10% đến 20%.

Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán. Đà tăng cao su Trung Quốc đã xuất hiện khi nhu cầu sản xuất ổn định, và nguồn cung ở các nước Đông Nam Á vẫn thắt chặt.

Giá cao su hôm nay 8/12/2020: Quay đầu tăng do nguồn cung giảm ảnh 2

Cách nào để sản phẩm cao su Việt thâm nhập thị trường Châu Âu?

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm cao su vào thị trường Châu Âu là rất lớn song để thâm nhập các quốc gia này, doanh nghiệp Việt phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường khác.

Theo ông John Heath, thị trường châu Âu hiện đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC. Tất nhiên, sự quan tâm này không thể chuyển thành nhu cầu thực tế hay sản lượng tiêu thụ, nhưng cho đến khi có thêm nguồn cung, rất nhiều đơn vị tiêu thụ đã cam kết sẽ mua cao su có chứng chỉ FSC ngay khi sản phẩm được chứng nhận có mặt trên thị trường. Ông John Heath hi vọng sẽ có thêm 16.000 tấn cao su thiên nhiên (CSTN) được chứng nhận vào năm 2020.

Sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu CSTN như Corrie MacColl quan tâm đến những sản phẩm đạt chứng chỉ FSC là do bền vững là chủ đề sôi nổi tại các quốc gia Châu Âu nhiều năm nay. Riêng với ngành CSTN đồng thời cũng gây chú ý đến chính quyền, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và người tiêu dùng, vì có thông tin tiêu cực cho rằng ngành này đang tồn tại một số vấn đề về quyền con người (chiếm đoạt đất, ngược đãi lao động nhập cư, thuê lao động trẻ em, trả lương thấp...) và về môi trường (phá rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học...).

Đây cũng là lý do việc gia tăng tham gia của luật pháp EU về lĩnh vực bền vững nhằm buộc các công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của châu Âu về vi phạm nhân quyền ở bất kỳ đâu trong chuỗi cung ứng CSTN, ngay cả khi vi phạm đó vượt quyền kiểm soát hoặc hiểu biết của họ. Cụ thể ở Thụy Sĩ có sáng kiến "Konzern-verantwortungsinitiative" - Sáng kiến doanh nghiệp có trách nhiệm" ràng buộc các công ty nước này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi vi phạm quyền con người hoặc có hoạt động kinh doanh gây thiệt hại đến môi trường dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Trên thực tế tại Việt Nam từ nhiều năm qua ngành cao su đã có những hoạt động để thúc đẩy phát triển bền vững cho các sản phẩm từ cao su, từ đó nâng cao giá trị cao su xuất khẩu. Cụ thể, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), ngành đã đưa ra các hoạt động như xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Xây dựng hướng dẫn quản lý sản xuất CSTN bền vững; Tăng cường trao đổi thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; Giới thiệu mô hình sản xuất cao su bền vững và có trách nhiệm… VRA cũng thực hiện quảng bá rộng rãi "Nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam" và hỗ trợ hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Mỹ giảm gần 25% lượng nhập khẩu cao su Việt Nam

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,4%, giảm nhẹ so với mức 1,5% của 9 tháng đầu năm 2019.

Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Canada, Hàn Quốc và Đức là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Mỹ. 

Trong 9 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 14 cho Mỹ với 17.620 tấn, trị giá 25,71 triệu USD, giảm 25% về lượng và giảm 17,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019; thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,4%, giảm nhẹ so với mức 1,5% của 9 tháng đầu năm 2019. 

Theo Bộ Công Thương triển vọng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kiểm soát dịch COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế của quốc gia này. 

Các công ty sản xuất ô tô của Mỹ vẫn chưa bù đắp được sản lượng sụt giảm sau khoảng hai tháng ngừng hoạt động do dịch COVID-19. Việc phải ngừng hoạt động đã làm giảm lượng ô tô trữ kho khoảng 3,3 triệu xe và đình trệ kế hoạch sản xuất cho năm 2021.

Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Mexico và Pháp là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 9 tháng năm 2020. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm; trong khi thị phần của Hàn Quốc, Đức, Mexico và Pháp lại tăng. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của Mỹ.

Bình luận