Giá cao su hôm nay 8/4/2022: Tăng giảm trái chiều

(VOH) - Giá cao su ngày 8/4 trái chiều nhau, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch TOCOM và Thượng Hải biến động không đồng nhất.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/4/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 8/2022, tăng mạnh lên mức 262,3 JPY/kg, tăng mạnh 4,3 yên, tương đương 1,67%.

Giá cao su hôm nay 8/4/2022: Tăng giảm trái chiều 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 215 CNY, xuống mức 13.200 CNY/tấn, tương đương 1,60%.

Giá cao su hôm nay 8/4/2022: Tăng giảm trái chiều 2

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng, trong khi giá cao su tại Thượng Hải giảm mạnh nhiều phiên liên tiếp và cổ phiếu Tokyo đều giảm. 

Nhu cầu cao su tự nhiên ở Thượng Hải vẫn thấp hơn dự kiến do tình trạng phong tỏa tiếp diễn khiến giá cao su tại Thượng Hải giảm, từ đó tác động tới giá ở Osaka. 

Trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 5 cũng giảm 0,6% xuống 176,3 US cent/kg. 

Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,6%, mức giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần, theo xu hướng giảm ở Phố Wall sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp cho thấy triển vọng tăng lãi suất mạnh mẽ và làm dấy lên lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc. 

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn nhất cho Trung Quốc với kim ngạch 414,67 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su hôm nay 8/4/2022: Tăng giảm trái chiều 
Ảnh minh họa - Internet 

Động lực nào đưa giá cao su tiếp tục lên ngôi vào năm 2022

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,55 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,39-14,82 triệu tấn.

Nhu cầu cao su toàn cầu đã tăng mạnh khi diễn biến đại dịch Covid-19 trở nên phức tạp. Lĩnh vực y tế cần bổ sung rất nhiều sản phẩm liên quan đến cao su, đặc biệt là găng tay. 

Nhu cầu thế giới đã vượt quá năng lực sản xuất, với nhu cầu về găng tay tăng 40% kể từ khi bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19. Chỉ riêng ở Mỹ, việc tiêm phòng đầy đủ cho toàn bộ dân số tạo ra mức tiêu thụ khoảng 660 triệu găng tay, theo một phân tích của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

Hầu hết nguồn cung cấp găng tay cao su trên thế giới được sản xuất ở Đông Nam Á, nơi có các nguyên liệu thô cho găng tay nitrile (một loại cao-su tổng hợp) và cao su tự nhiên. 

Dù vậy, ở Bangladesh, sản lượng cao su đang tăng lên nhờ vào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt là sang nước láng giềng Ấn Độ. 

Ngoài xuất khẩu, nhu cầu nội địa đối với cao su của các nhà sản xuất lốp xe, giày dép và găng tay y tế ở Bangladesh cũng đang tăng lên.

Chủ tịch Hiệp hội Cao su Ấn Độ cho biết, Ấn Độ có nhiều cơ hội lớn để tăng xuất khẩu các sản phẩm cao su. Mỗi năm, Ấn Độ tiêu thụ gần 11 vạn tấn cao su tự nhiên và 5 vạn đến 6 vạn tấn cao su tổng hợp.