Giá gas hôm nay 15/2, lúc 7h38, giờ Việt Nam, giá tăng 0,27% lên 2,574 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 3
Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tính đến thứ Sáu 8/2), tổng lượng tồn kho gas là 1.882 Bcf, giảm 30 Bcf so với cùng kì năm ngoái và giảm 333 Bcf so với trung bình 5 năm là 2.215 Bcf.
Ảnh minh họa: internet
Ngoài ra, lượng khí gas được rút để phục vụ nhu cầu tiêu thụ dự kiến là 80 Bcf trong tuần kết thúc ngày 8/2. Bloomberg dự đoán lượng khí gas được rút nằm trong phạm vi 77 - 106 Bcf, trung bình là 82 Bcf, Reuters cũng dự đoán con số trên nằm trong phạm vi 77 - 106 Bcf, trung bình là 84 Bcf.
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh hơn bình thường dự kiến sẽ bao phủ hầu hết bờ biển phía Tây và Trung Tây trong 6-10 ngày tới.
Giá gas trong nước tăng 12.000 đồng/bình 12kg
Từ 1/2/2019, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng TP HCM sẽ tăng 12.000 đồng do chi phí sản xuất và đầu tư tăng nên các công ty điều chỉnh tăng.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.HCM - Saigon Petro cho biết từ ngày 1-2-2019, giá bán gas Saigon Petro tăng 12.000 đồng bình 12kg. Theo đó giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng là 332.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, Công ty Gas Pacific Petro, City Gas, ELF Gas cũng tăng 12.000 đồng bình 12 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng không vượt quá 329.000 đồng/bình 12 kg.
Song song đó, Petrolimex Gas Sài Gòn cũng tăng 12.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng 332.500 đồng/bình 12kg.
Theo lý giải của các nhà bán lẻ, giá gas trong nước tăng cận Tết là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu 455 USD một tấn, tăng 30 USD mỗi tấn so với tháng trước.
Bên cạnh đó, do chi phí sản xuất, đầu tư tăng, cộng các loại chi phí này vào nên các công ty điều chỉnh tổng mức tăng là 12.000 đồng.
Như vậy, đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2019 giá gas tăng, tổng cộng là 16.000 đồng/bình 12kg.
Hồi tháng 1/2019, giá gas bán lẻ các tỉnh phía Nam đến tay người tiêu dùng tăng nhẹ 4.000 đồng mỗi bình 12 kg. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.