Giá heo hơi hôm nay 5/6/2019: Vài nơi có dấu hiệu phục hồi

(VOH) – Giá heo hơi có dấu hiệu phục hồi khi một số tỉnh bắt đầu tăng giá bán.

Giá heo hơi tại các địa phương

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam

Giá heo hơi hôm nay ngày 5/6 tại miền Nam chủ yếu là xu hướng giảm giá bán. Toàn miền, giá heo hơi tiếp tục nằm trong khoảng từ 27.000 đồng/kg đến 36.000 đồng/kg.

Tỉnh Đồng Tháp từ 29.000 đồng/kg giảm xuống còn 28.000 đồng/kg, Hậu Giang hôm qua được thu mua với giá 32.000 đồng/kg nay giảm còn 31.000 đồng/kg, Tiền giang cũng có mức giảm 1.000 đồng/kg, về 30.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại các tỉnh Miền Trung

Các tỉnh miền Trung sau thời gian giá ổn định, không giảm thêm đã phục hồi trở lại, có nơi tăng giá thu mua 3.000 - 4.000 đồng/kg.

Đó là tỉnh Nghệ An tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg từ 31.000 đồng/kg lên 34.000 - 35.000 đồng/kg, Ninh Thuận tăng nhẹ từ 31.000 đồng/kg lên 32.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, một số tỉnh khác ở miền Trung vẫn chưa phục hồi. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung dao động từ 25.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg.

Ngày 5 tháng 6 năm 2019, Thị trường hôm nay, Giá thực phẩm, Giá heo

Hình minh họa: internet

Giá heo hơi tại các tỉnh Miền Bắc:

Mặc dù xu hướng tăng chưa rõ ràng và biên độ tăng chưa lớn, tuy nhiên liên tiếp từ đầu tuần đến nay tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ vài nơi. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc được thu mua từ 26.000 đồng/kg đến 34.000 đồng/kg.

Tỉnh Tuyên Quang tăng từ 28.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg. Những tỉnh đang có mức thu mua cao ở các tỉnh miền Bắc có thể kể đến là tỉnh Cao Bằng với mức thu mua 37.000-39.000 đồng/kg, Hà Giang 37.000-40.000 đồng/kg, Yên Bái   30.000-35.000 đồng/kg.

Tình hình dịch tả heo châu Phi:

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại trên 3.000 xã, phường, thị trấn của 52 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy tổng số trên 2 triệu con lợn. Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh đến các địa phương chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn là rất cao, dẫn đến buộc phải tiêu hủy nhiều lợn trong thời gian tới.

Thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ trợ tiêu hủy./.

Bình luận