Chờ...

Giá lúa gạo hôm nay 26/5: Thị trường giao dịch chậm, đứng giá

(VOH) - Giá lúa gạo ngày 26/5 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì đà đi ngang. Sản lượng sản xuất gạo toàn cầu tháng 4 tiếp tục tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định

Giá gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long (Sở NN&PTNT), với điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay, là điều kiện cho ốc bươu vàng (OBV) tiếp tục phát triển và gây hại. Trong thời gian tới, OBV có thể tập trung gây hại trên lúa mới xuống giống giai đoạn mạ, nhất là những vùng trũng, ngập nước và không chủ động các biện pháp diệt trừ.

Giá lúa gạo hôm nay 26/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá lúa gạo ngày 25/5, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giữ mốc 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg. Đài Thơm đang được thu mua với giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên, cụ thể: ST 24 có giá là 8.500 đồng/kg, Đài thơm 8 là 6.900 đồng/kg; OM 5451 là 6.800 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa không có biến động, hiện IR 50404 là 5.800 đồng/kg; OM4218 là 5.900 đồng/kg; OM 6976 là 5.900 đồng/kg.

Tại TP. Cần Thơ, hiện các thương lái đặt cọc mua lúa tươi IR50404 với giá 5.500-5.550 đồng/kg. Còn các loại lúa hạt dài như OM 5451, OM 380, OM 18... có giá 5.600-5.800 đồng/kg. Theo nhiều nông dân, đa số thương lái đặt cọc khoảng 200.000-400.000 đồng/công lúa. Việc thương lái đặt cọc thu mua lúa ngay từ sớm nên nông dân phần nào an tâm về đầu ra vụ hè thu này. Tuy nhiên, giá lúa được nhiều thương lái đưa ra đang thấp hơn khoảng 200-300 đồng/kg so với cùng kỳ vụ hè thu năm 2021.

Giá các loại nếp tiếp tục không thay đổi giá so với tuần trước. Theo đó, nếp AG (khô) dao động trong khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang  khô 7.700 – 7.800 đồng/kg.

Song song đó, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ổn định. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.300 – 8.400 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 – 8.900 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật đi ngang tại mốc 20.000 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng duy trì ổn định. Hiện giá tấm IR 504 8.500 – 8.600 đồng/kg; giá cám khô 8.700 – 8.800 đồng/kg.

Giá gạo tại Chợ

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Giá gạo tại Siêu Thị

Gạo tài nguyên Chợ Đào Minh Tâm 5kg, giá từ 134.289đ; Gạo Thơm Vua Gạo ST24 5kg, giá từ 135.500 đ - 207.700đ;  E - Gạo Thơm ST24 Vua Gạo 5Kg, giá từ 207.700 đ; Gạo thơm đặc sản Neptune st24 túi 5kgm, giá từ 175.000 đ Gạo thơm ST24 Coop Finest 5kg, giá từ 169.000 đ; Gạo Thơm ST21 A AN Túi 5Kg, giá 104.500 đ; Gạo Trân Châu Hương 5kg, giá 105.000đ; gạo st 21 ( bao 10kg), giá 210.000 đ; Gạo Tài Nguyên Chợ Đào Minh Tâm 5Kg, giá từ 134.289 đ; Gạo thơm Hương Sen- Gạo Minh Tâm ( gạo ST24) túi 5kg, giá từ 137.000 đ; Gạo Nàng thơm Minh Tâm 5kg, giá 121.500 đ; Gạo Tám Thơm Nam Bình nhãn đỏ ST24 túi 5kg, giá từ 175.000 đ; Gạo thơm cao cấp Xuân Hồng 5kg, giá 168.500đ;  Gạo nàng Hoa Xuân Hồng 5kg, giá 108.500 đ; Gạo nàng thơm Xuân Hồng 5kg, giá 122.500đ.

Tình hình xuất khẩu gạo và giá thế giới

Về tình hình xuất khẩu gạo, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 528 – 532 USD/tấn.

Trong tháng 4, số liệu từ các tổ chức thế giới đều cho thấy sản lượng sản xuất gạo toàn cầu đều tiếp tục tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4/2022 ước đạt 550 nghìn tấn với giá trị đạt 273 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2022 đạt 2,05 triệu tấn và 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với thị trường gạo trong nước,  giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL có xu hướng tăng trong tháng 4 trong bối cảnh giao dịch trầm lắng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2022 đạt 48,8 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm trước. Từ nhu cầu lương thực của  thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và xung đột Nga - Ukraina đang căng thẳng, nhưng các thương nhân vẫn tin tưởng xuất khẩu gạo năm 2022 vẫn đạt khoảng 6,4 triệu tấn.

Để đáp ứng nhu cầu này, Bộ NNPTNT đã phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”. Theo đó, Việt Nam định hướng tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững. Ngành lúa gạo cũng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt. Từ đó, hình thành và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng, giúp thích ứng với sự thay đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như nhu cầu được đáp ứng lúa gạo chất lượng cao của người tiêu dùng.