Giá lúa gạo hôm nay 4/7/2022: Giá lúa gạo xuất khẩu Việt Nam khởi sắc, lúa OM 18 tăng

VOH)-Giá lúa gạo ngày 4/7 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng 100 đồng/kg đối với giống lúa OM 18. Giá gạo tại các siêu thị đang thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu.

Giá gạo tại TPHCM

Giá gạo tại Siêu Thị

Giá lúa gạo hôm nay 4/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Aeon Bình Tân đang thực hiện chương trình khuyến mại của thương hiệu Vua gạo từ nay đến ngày 13/7/2022

Giá lúa gạo hôm nay 4/7/2022: Giá lúa gạo xuất khẩu Việt Nam khởi sắc 2

Gạo thơm Làng ta 5kg, giá bán 114.200 đ, Gạo thơm Phù Sa 5kg, giá bán 138.900 đ, Gạo thơm ST 25, 5kg, giá bán 190.000đ, Gạo thơm đậm đà ST24, 5kg, giá bán 169.000 đ. Khuyến mãi còn 152.000đ, Gạo tám Sông Hồng 5kg, giá bán 196.000đ, Gạo thơm hương gạo Việt 5kg, giá bán 103.300 đ, Gạo thơm ST25 Co.op Finest 5kg, giá bán 189.000đ, Gạo thơm ST24 Co.op Finest 7kg, giá bán 199.000đ, Gạo ST 21 Co.op Select 5kg. giá bán 130.000đ, Gạo Đài Thơm 8  Co.op Select 5kg. giá bán 99.000đ

Giá bán gạo  của thương hiệu Vua Gạo  đang khuyến mãi tại Co.op Food  và Co.op mart đến ngày 13/7/2022

Gạo thơm hương gạo Việt 5kg là 103.300 đ, Gạo thơm Làng ta 5kg là 114.200 đ, Gạo thơm Phù Sa 5kg giá bán 128.500đ, giảm còn 134.500 đ, Gạo thơm đậm đà ST24, 5kg là 153.900đ, Gạo thơm ST 25, 5kg giá 220.900đ, giảm còn 176.000đ, Gạo tám Sông Hồng 5kg  giảm 15.500 đ, còn 180.500đ. Gạo thơm ST25 Co.op Finest 5kg, khuyến mãi còn giá bán 139.000đ, Gạo thơm ST24 Co.op Finest 7kg, khuyến mãi còn 112.000đ, Gạo ST 21 Co.op Select 5kg. Khuyến mãi còn 130.000đ, Gạo Đài Thơm 8  Co.op Select 5kg, khuyến mãi còn 85.000đ.

Giá lúa gạo hôm nay 4/7/2022: Giá lúa gạo xuất khẩu Việt Nam khởi sắc 3
Giá lúa gạo hôm nay 4/7/2022: Giá lúa gạo xuất khẩu Việt Nam khởi sắc 4

Giá bán gạo của thương hiệu Vua Gạo tại Big C

Gạo thơm hương gạo Việt 5kg là 102.000 đ, Gạo thơm Làng ta 5kg, giá 113.000, Gạo thơm Phù Sa 5kg là 145.000đ, Gạo thơm đậm đà ST24, 5kg là 166.000đ, Gạo thơm ST 25, 5kg giá 215.000đ.

Một số chương trình khuyến mãi gạo tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiêu

Gạo Louis Platium 5kg giảm mạnh 32.000 đồng, còn 82.000 đồng, Gạo Louis Gold 5kg giảm 27.000 đồng còn 99.000 đồng; Gạo Lứt Đồ Simply lên 65.900 đồng; Gạo trắng Xuân Hồng 5kg là 77.900; Gạo Japonica Neptune 5kg giảm 21.100 đồng, còn 140.900 đồng;  Gạo thơm lài Lotus 5kg , giảm 13.500 còn 108.000 đồng; Gạo thơm Jasmine Coop Finest 5kg là 83.500 đồng; Gạo Nàng Hoa Minh Tâm 5kg là 116.900 đờng; Gạo Tài Nguyên Minh Tâm 5kg là 122.900 đồng; Gạo thơm ST25 Co.op Finest 7kg giảm 34 đồng, còn là 215.000 đồng; Gạo Nàng Yến  Ita rice 5kg, giảm 24.500đồng,  còn 130.000đồng.

Giá gạo tại chợ Thị Nghè

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ Phạm Văn Hai

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- ST25 –ruộng tôm

kg

27.000

-

- Gạo Tóc Tiên

kg

32.000

-

- Gạo nàng thơm

kg

22.000

-

- Gạo Lài bún ST24

kg

26.000

-

- Gạo Lài Miên

kg

23.000

-

-Gạo Đài Loan  XK

kg

21.000

-

-Gạo Campuchia

kg

22.000

-

-Gạo Đài Loan sữa

kg

24.000

-

-Gạo Lài sữa

kg

19.000

-

-Gạo Tài nguyên Chợ Đào

kg

20.000

-

-Gạo Nàng Hoa GC

kg

19.000

-

-Gạo Đài Loan đặc biệt

kg

17.500

-

-Gạo Thơm Lài  GC

kg

17.500

-

-Gạo Thơm Lài

kg

17.000

-

-Gạo Hương Lài

kg

17.500

-

-Gạo Tài Nguyên

kg

18.000

-

-Gạo Thơm Mỹ

kg

17.000

-

-Gạo Thơm Thái

kg

16.000

-

- Nếp ngỗng

kg

20.000

-

-Nếp Bắc

kg

28.000

-

-Nếp sáp

kg

16.000

-

-Gạo lứt Huyết Rồng

kg

26.000

-

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng 100 đồng/kg đối với giống lúa OM 18.

Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.

Vụ lúa Hè Thu năm nay nông dân tỉnh Vĩnh Long xuống giống hơn 41.000 ha. Những trà lúa xuống giống sớm đang được thu hoạch với năng suất đạt gần 6 tấn/ha.

Theo phản ánh của bà con nông dân, năm nay do vật tư nông nghiệp như phân bón và giá thuê máy thu hoạch tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất lúa của bà con cũng tăng lên từ 15 đến 20% nên lợi nhuận không nhiều. Bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long mong muốn giá lúa tăng tương ứng để giảm bớt khó khăn như hiện nay.

Tại Cần Thơ, vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân xuống giống hơn 73.000 ha, đạt 102% kế hoạch, trong đó tỷ lệ sử dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ chiếm trên 90% diện tích. Do gieo sạ tập trung đồng loạt trên từng cánh đồng nên các trà lúa cũng được thu hoạch tập trung và đồng loạt tại nhiều nơi. Năng suất đạt gần 5,7 tấn/ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Vụ Hè Thu năm nay vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống khoảng 1,5 triệu ha với sản lượng ước đạt khoảng 9 triệu tấn. Nông dân ĐBSCL hy vọng giá lúa sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới đề bù đắp cho các chi phí sản xuất tăng cao như hiện nay.

Tại An Giang, hôm nay 4/7 lúa OM 18 tăng 100 đồng/kg lên khoảng 6.000 - 6.100 đồng/kg. Các giống lúa còn lại không thay đổi, giá thu mua giữ nguyên so với cuối tuần trước. Cụ thể, hiện lúa Nàng hoa 6.400 – 6.500 đồng/kg; Đài thơm 8 6.000 – 6.200 đồng/kg; OM 5451 6.000 – 6.100 đồng/kg; lúa IR 504 đứng ở mức 5.500 – 5.700 đồng/kg; nếp Long An 7.700 đồng/kg; lúa tươi OM 18 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm giữ mức giá ổn định. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.400 - 8.500 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.900 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá chững. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.650 – 8.750 đồng/kg; cám khô giữ ở mức 9.050 – 9.150 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg .

Giá gạo tại chợ lẻ

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ lẻ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Tình hình xuất khẩu gạo và giá thế giới

Giá gạo xuất khẩu hôm nay 4/7, giá chào bán gạo xuất khẩu chững lại và đi ngang. Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 418 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn.

Trong tháng 6, lượng gạo thông quan đi Philippines và Malaysia gần như không biến động nhiều so với tháng trước. Trong khi đó, lượng gạo đi châu Phi tiếp tục đà tăng, trong khi tại thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh. Hiện Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất khi chiếm gần 50% lượng hàng thông quan trong 2 tuần qua.

Cụ thể 2 tuần cuối tháng 6, giao hàng gạo đi Philippines tăng nhẹ so với 2 tuần đầu tháng. Giao dịch mới với khách Philippines ở mức lai rai.

Giao hàng gạo đi châu Phi không biến động nhiều so với tuần trước đó. Hiện khách hàng châu Phi quay lại mua gạo thành phẩm Đài thơm 8 nhiều hơn, lượng giao dịch tăng nhẹ. Trong tuần qua, Việt Nam cũng đã thông quan được hàng đi Venezuela và Cu Ba.

Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm trong tuần này không thay đổi so với tuần trước, ở mức từ 355 - 360 USD/tấn.

Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm đứng ở mức từ 412 - 415 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức từ 420 - 425 USD/tấn của tuần trước.

Bangladesh cắt giảm thuế nhập khẩu gạo từ 62,5% xuống còn 25% và giới thương nhân cho biết một lượng lớn gạo sẽ đến từ quốc gia láng giềng Ấn Độ. Lũ lụt nguy hiểm tại Bangladesh làm thiệt hại nhiều diện tích cây trồng và khiến giá trong nước tăng đột biến, mặc dù đây là mùa thu hoạch cao điểm của vụ lúa lớn nhất của quốc gia Nam Á này.

Mặc dù Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, nhưng quốc gia này thường xuyên phải nhập khẩu lương thực để đối phó với tình trạng thiếu hụt do thiên tai như lốc xoáy và lũ lụt.