Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/3: Giá giảm, nông dân lo ngại nên bán tháo

VOH- Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đà giảm 150 đồng/kg với mặt hàng gạo. Nhiều kho ngưng mua chờ giá giảm thêm.
Giá lúa gạo hôm nay 21/3/2024
Ảnh minh họa: Internet

Giá lúa gạo trong nước

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm nhẹ.

Tại Tân Hiệp (Kiên Giang), sáng nay giá có xu hướng giảm nhẹ so với hôm qua. Các kho mua chậm, nhiều kho ngưng mua.

Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), An Cư (Tiền Giang) giá gạo tiếp tục giảm do tâm lý bán tháo của nhiều người dân. Các ghe gạo xấu, giá giảm mạnh hơn. Giá gạo nguyên liệu IR 504 hôm nay tiếp tục giảm 50 đồng/kg, xuống còn 10.700 - 10.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giảm 150 đồng/kg, xuống còn 13.200 - 13.300 đồng/kg.

Giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.600 - 10.700 đồng/kg; cám khô giảm 150 đồng/kg xuống còn 5.050 – 5.150 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.

Ghi nhận tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, nguồn lúa về ít lại, giao dịch sôi động hơn. Giá lúa tươi mua tại ruộng ở mức 7.800 - 8.200 đồng/kg. Tại nhiều đồng, lúa IR 504, Đài thơm 8, OM 18 khoảng 1 – 2 tuần nữa cắt nông dân bán nhiều. Lúa đẹp nông dân chào giá cao.

Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg, lên 7.500 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; lúa OM 380 duy trì ở mốc 7.700 đồng/kg; Nàng Hoa 9 dao động quanh mốc 7.700 - 7.900 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.100 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 8.000 - 8.150 đồng/kg.

Giá gạo tại chợ Thị Nghè

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ Thị Nghè

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- ST25 –ruộng tôm

kg

28.000

 

- Gạo nàng thơm

kg

23.000

 

- Gạo ST24

kg

27.000

 

- Gạo Lài Miên

kg

24.000

 

-Gạo Campuchia

kg

23.000

 

-Gạo Đài Loan sữa

kg

25.000

 

-Gạo Lài sữa

kg

22.000

 

-Gạo Tài nguyên Chợ Đào

kg

24.000

 

-Gạo Nàng Hoa

kg

22.000

 

-Gạo Đài Loan đặc biệt

kg

22.000

 

-Gạo Thơm Lài  GC

kg

22.000

 

-Gạo Thơm Lài

kg

20.500

 

-Gạo Hương Lài

kg

22.000

 

-Gạo Tài Nguyên

kg

22.000

-

-Gạo Thơm Mỹ

kg

22.000

 

-Gạo Thơm Thái

kg

20.000

 

- Nếp ngỗng

kg

20.000

-

-Nếp Bắc

kg

30.000

 

-Nếp sáp

kg

25.000

 

-Gạo lứt Huyết Rồng

kg

26.000

 

-Gạo khô

kg

18.500

 

Giá gạo tại siêu thị

Giá gạo tại hệ thống Co.op

Gạo Lài Sữa Đồng Việt 5kg, giá bán 101.500đ; Gạo Lài Hương Đồng Việt, 5kg, giá bán 115.000 đ; Gạo thơm ST25 Thượng hạng Đồng Việt 194.500 đồng; Gạo thơm ST25 Lúa Tôm Đồng Việt 199.900 đ.

Gạo thơm ST25 Vua Gạo 5kg, giá bán 185.000đ; Gạo thơm đậm đà Vua Gạo 5kg, giá bán 162.200đ; Gạo thơm phù sa Vua Gạo 5kg, giá bán 134.500 đ; Gạo thơm làng ta Vua Gạo 5kg, giá bán 115.800đ; Gạo Tài nguyên Long An giá bán 103.200đ; Gạo thơm lài Lotus 5kg, giá bán 121.500đ; Gạo Nàng Sen Lotus 5kg, giá bán 189.900 đ; Gạo thơm ST25 Co.op Finest 2kg, giá bán 69.000đ; Gạo thơm ST25 Co.op Finest 5kg, giá bán 165.000đ; Gạo thơm Jasmine Xuân Hồng 5kg, giá bán 124.500đ; Gạo thơm Neptune ST24, 5kg giá bán 210.000đ.

Tình hình xuất khẩu gạo và giá thế giới

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 596 USD/tấn (giảm nhẹ 1 USD); gạo 25% tấm ở mức 568 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 481 USD/tấn.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã tranh thủ để thu mua dự trữ. Hiện tại, đợt thu hoạch lúa đông xuân chính vụ dần kết thúc và sản lượng bắt đầu giảm nên giá tăng trở lại. Do giá không có xu hướng giảm thêm nên các nhà nhập khẩu bắt đầu tích cực thu mua trở lại.

Nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Philippines năm nay dự kiến nhập khẩu đến 4,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng 600.000 tấn so với lượng gạo nhập khẩu năm 2023. Philippines chủ yếu nhập khẩu gạo theo kênh thương mại thông thường và từ đầu năm đến nay đã cấp hơn 1.000 giấy phép nhập khẩu gạo cho các thương nhân.

Bên cạnh Philippines, Indonesia đang trở thành nhà mua gạo tích cực nhất trên thị trường từ đầu năm đến nay. Ngày 18.3, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố mời thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo 5% tấm. Thời gian giao hàng muộn nhất vào cuối tháng 6 năm nay. Dự kiến, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á sẽ nhập khẩu đến 3,6 triệu tấn gạo trong năm 2024 nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Với lượng gạo nhập khẩu nêu trên, Indonesia cũng trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines.

Báo chí Indonesia cho biết: Các ngân hàng nhà nước Indonesia sẽ cung cấp các khoản vay được chính phủ trợ cấp cho các công ty thu mua lương thực, thực phẩm. Chính phủ Indonesia chuẩn bị tổng cộng 28,7 nghìn tỉ rupiah (tương đương khoảng 1,84 tỉ USD) cho mục tiêu thu mua và nhập khẩu lương thực trong năm nay. Đến thời điểm này, có 6.000 tỉ rupiah, tương đương gần 1/5, gói tín dụng đã được rút.

Bình luận