Giá phân bón hôm nay khu vực Trung
Giá phân bón tại khu vực Trung vẫn không có biến động mới.
Theo đó, hai thương hiệu phân urê Phú Mỹ và Cà Mau hiện đang được bán với giá 540.000 - 600.000 đồng/bao.
Dòng phân NPK 20 - 20 - 15 tiếp tục giữ giá bán cao nhất, dao động từ 920.000 đồng/bao đến 980.000 đồng/bao.
Giá phân Kali bột và NPK 16 - 16 - 8 cũng lần lượt ổn định ở mức 540.000 - 590.000 đồng/bao và 720.000 - 770.000 đồng/bao.
Gía phân lân cũng đi ngang trong khoảng 240.000 - 280.000 đồng/bao.
Giá phân bón hôm nay khu vực miền Tây Nam Bộ
Giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ duy trì ổn định.
Trong đó, phân urê Cà Mau có mức giá là 550.000 - 585.000 đồng/bao. Cùng dòng phân urê Phú Mỹ có giá thấp hơn một chút là 545.000 - 570.000 đồng/bao.
Phân DAP Hồng Hà được bán với giá cao nhất trong số các loại, dao động từ 1.100.000 đồng/bao đến 1.130.000 đồng/bao. Theo sau là giá phân NPK 20 - 20 - 15 đang được giao dịch ở mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.
Về triển vọng ngành phân bón năm 2024, nhiều công ty chứng khoán nhận định ngành phân bón sẽ đón nhiều tín hiệu tích cực hơn trong thời gian tới từ việc nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh nguồn cung bị siết chặt.
Xét về triển vọng ngắn hạn, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định giá phân bón urê trong năm 2024 có thể sẽ tăng nhẹ so với năm 2023.
Nguyên nhân bắt nguồn từ những động thái hạn chế xuất khẩu của các "ông lớn" trên thị trường phân bón thế giới. Theo đó, quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) là Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5/2024 để bảo vệ thị trường nội địa. Cùng với đó, Trung Quốc cũng tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá.
Năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp và khó lường. Xung đột Nga - Ukraine, Israel - Hamas chưa thấy điểm dừng. Hạn hán ở Panama và các cuộc tấn công của Houthi ở biển Đỏ khiến hai tuyến vận tải biển huyết mạch bị tắc nghẽn, việc giao hàng bị kéo dài và đẩy chi phí vận tải, bảo hiểm lên cao.
Dự báo, mức độ cấm vận của Mỹ, EU đối với Nga, Belarus, Iran chưa thể giảm, phân bón nhập khẩu giá rẻ từ Nga, Belarus, Iran sẽ tiếp tục được đưa số lượng lớn về Việt Nam.
Tình hình trong nước cũng nhiều khó khăn khi năm nay được dự báo sẽ là năm hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn các năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch sản xuất trong ngành nông nghiệp. Tình trạng dư cung Urea, NPK tiếp tục diễn ra không chỉ trong nước, mà còn xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
Tình hình cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm NPK hàm lượng cao dự báo sẽ khốc liệt hơn. Trong khi đó, chính sách thuế xuất khẩu phân bón chưa được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa.
Điểm sáng kỳ vọng là chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 (giữa năm 2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2024), có hiệu lực từ năm 2025.
Năm nay, Ban lãnh đạo Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo đặt kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu tổng doanh thu 12.755 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 660 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 541 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 263 tỷ đồng. Kế hoạch này tăng trưởng nhẹ so với kết quả thực hiện năm 2023.
Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón trên thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.