Giá phân bón hôm nay 27/2: Thị trường lặng sóng

VOH - Giá phân bón ngày 27/2 chưa có điều chỉnh mới tại miền Trung và Tây Nam Bộ. Dự báo năm 2024 kết quả kinh doanh của Đạm Cà Mau sẽ ghi nhận tăng trưởng tốt.
Giá phân bón hôm nay 27/2: Duy trì lặng sóng 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Giá phân bón tại khu vực miền Trung nối dài đà đi ngang.

Mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân Lâm Thao. Nhỉnh hơn một chút là mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao đối với phân lân Văn Điển.

Đối với phân urê Ninh Bình và Phú Mỹ, giá bán ổn định trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao. Giá phân kali bột Phú Mỹ và Hà An chưa có điều chỉnh mới, hiện đang được áp dụng khoảng giá chung là 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Phân NPK 16 - 16 - 8 Lào Cai đang được niêm yết giá ở mức giá 750.000 - 770.000 đồng/bao, Phú Mỹ ở mức 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu ở mức 760.000 - 790.000 đồng/bao. Phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh tiếp tục duy trì trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ cũng không có thay đổi mới so với ngày 24/2.

Phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau lần lượt ghi nhận khoảng giá 510.000 - 520.000 đồng/bao và 515.000 - 530.000 đồng/bao. Giá phân kali miểng Cà Mau vẫn dao động từ 530.000 đồng/bao đến 550.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật đang niêm yết trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ có giá trong khoảng 660.000 - 690.000 đồng/bao. Phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò đang được bán ra với mức giá 910.000 - 920.000 đồng/bao.

Giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng ổn định trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Do sản xuất trong nước dư thừa và hàng nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn, nên các đơn vị sản xuất trong nước vẫn phải tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Tuy nhiên, việc áp thuế xuất khẩu 5% đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoàn toàn bị mất lợi thế cạnh tranh khi tham gia thị trường xuất khẩu.

Dự báo năm 2024 kết quả kinh doanh của Đạm Cà Mau sẽ ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ vào các yếu tố như giá phân bón tăng, lượng tiêu thụ NPK dự kiến tăng, chi phí khấu hao nhà máy ure giảm.

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI), năm 2024 dự báo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE; DCM) có thể thu về 15.326 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.446 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Về phía cung, tác động đến từ việc nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục bị thắt chặt khi Nga (quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới – chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để bảo vệ thị trường nội địa.

Về phía cầu, theo Rabobank, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm 2024 được kỳ vọng sẽ tăng 5% nhờ việc giá phân bón trở nên bình ổn hơn. Cũng theo Rabobank ước tính, nhu cầu tiêu thụ phân bón ure toàn cầu trong năm 2024 ước đạt 108 triệu tấn. Sản lượng phân bón ure toàn cầu dự kiến sẽ đạt 109 triệu tấn.

Mức tiêu thụ toàn cầu đối với sản phẩm phân ure sẽ duy trì động lượng tăng trưởng đến năm 2030, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng gộp trung bình hàng năm (CAGR) chỉ đạt 1,42% trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030.

Theo báo cáo của PSI, các sự kiện trên đã thúc đẩy giá ure trên thị trường phân bón thế giới tiếp tục tăng sau khi có mức tăng mạnh do các yếu tố như căng thẳng leo thang ở Biển Đen khiến cho giá nông sản tăng mạnh.

Bình luận