Giá sắt thép xây dựng hôm nay 1/2: Giá trong nước tăng, thế giới giảm

(VOH)-Giá thép ngày 1/2 giảm 26 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép xây dựng trong nước tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp với mức tăng cao nhất tới 710.000 đồng/tấn.
Thép xây dựng hôm nay 1/2/2023
Ảnh minh họa: internet

Giá thép trong nước tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp

Giá thép xây dựng trong nước vừa được điều chỉnh tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp với mức tăng cao nhất tới 710.000 đồng/tấn.

Sau đợt điều chỉnh tăng ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ ngày 30/1, nhiều doanh nghiệp thép lại thông báo tăng giá sản phẩm thép xây dựng với mức tăng từ 460.000-710.000 đồng/tấn.

Cụ thể, so với lần điều chỉnh 12/1, ở lần điều chỉnh này, Thép Việt Nhật là thương hiệu có mức tăng mạnh nhất với mức tăng 710.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện 2 sản phẩm này của Thép Việt Nhật đều có giá 15,58 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Hòa Phát cũng vừa điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Giá bán của 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Hòa Phát tại khu vực miền Bắc hiện lên mức 15,45 triệu đồng/tấn và 15,53 triệu đồng/tấn.

Tại khu vực miền Trung và miền Nam, thép cuộn CB240 của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng lần lượt 560.000 đồng/tấn và 460.000 đồng/tấn, giá bán lên mức 15,42 triệu đồng/tấn và 15,37 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu Thép Việt Ý tại miền Bắc tăng 500.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, kéo giá bán lên mức 15,4 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Ý tại miền Bắc cũng tăng 500.000 đồng/tấn, lên mức giá 15,5 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh tăng 500.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,2 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Đức tại miền Bắc tăng 600.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,5 triệu đồng/tấn.

Sản phẩm thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, lên mức 15,33 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,43 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Tung Ho tại miền Nam cũng tiến hành tăng 460.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,53 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này hiện có giá 15,48 triệu đồng/tấn, tăng 610.000 đồng/tấn.

Giá thép xây dựng tăng mạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giá nhiều loại sắt, thép phục vụ xây dựng hiện tăng từ 4.000-5.000 đồng/kg hoặc 20.000-40.000 đồng/cây so với cuối năm 2020.

Tại cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở Cần Thơ và các tỉnh ÐBSCL như: Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre... giá sắt cuộn phi 6, phi 8 (Tây Ðô, Miền Nam, Pomina…) đang ở mức từ 17.000-18.000 đồng/kg. Còn giá thép cây phi 10 đang ở mức 105.000-108.000 đồng/cây, thép cây phi 12 giá 156.000-167.000 đồng/cây, thép cây phi 14 giá 220.000-229.000 đồng/cây…

Gần đây, giá phôi thép và các loại sắt, thép thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh, cùng với giá nhiều loại nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất thép trong nước tăng đã đẩy giá sắt, thép trong nước tăng cao.

Do bước vào cao điểm mùa xây dựng, sức tiêu thụ thép và nhiều loại vật liệu đang ở mức cao tạo điều kiện cho giá sắt, thép tăng. Tuy nhiên, nguồn cung các loại sắt, thép xây dựng vẫn rất dồi dào.

Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 1/2, giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 26 nhân dân tệ xuống mức 4.155 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 1/2: Giá trong nước tăng, thế giới giảm 2

Một quan chức của Bộ Thương mại Indonesia cho biết hôm thứ Ba (31/1) rằng, thuế chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) đối với thép không gỉ của Indonesia đã cắt giảm xuất khẩu nghiêm trọng.

Năm ngoái, EU đã áp đặt mức thuế chống trợ cấp 21% đối với các sản phẩm thép phẳng cán nguội nhập khẩu từ Indonesia, vượt trên mức thuế chống bán phá giá áp dụng vào tháng 11/2021 - dao động từ 10,2% đến 20,2%.

Ông cho biết, sau lần áp thuế chống bán phá giá đầu tiên, xuất khẩu của Indonesia sang EU đã giảm xuống còn khoảng 229 triệu USD vào năm 2021.

Sau khi áp dụng thuế chống trợ cấp bổ sung, xuất khẩu của Indonesia đã giảm hơn nữa xuống còn khoảng 40 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái.

Theo Ủy ban EU, việc áp đặt thuế quan là nhằm “chống lại các khoản trợ cấp không công bằng do nhà nước tài trợ”, mà họ cho rằng liên quan đến việc tài trợ ưu tiên từ Trung Quốc và lệnh cấm xuất khẩu quặng niken của Indonesia.

Jakarta đã cấm xuất khẩu quặng niken chưa qua chế biến từ năm 2020 để thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước.

Hiện, Indonesia và EU đang đàm phán về một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, mặc dù hai bên cũng đang tranh chấp về động thái của EU đối với dầu cọ của Indonesia, theo Reuters.