Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát hiện giá thép đang duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.480 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.140 đồng/kg.
Thép Pomina bình ổn 11 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.660 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn giá bán 6 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.240 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, sau 4 lần điều chỉnh hiện thép cuộn CB240 ở mức 15.250 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.010 đồng/kg.
Thép Việt Đức bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.250 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.010 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 15.300 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.760 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 15.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.890 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát duy trì ổn định giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Thép Việt Đức hiện giá thép đang duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, với thép cuộn CB240 có giá 15.300 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép VAS giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.910 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.900 đồng/kg
Giá thép liên tục giảm,ngành thép tồn kho kỷ lục hơn 110.000 tỉ đồng
Chỉ trong vòng 2 tháng, giá thép liên tục lao dốc với 11 lần điều chỉnh giá. Dù người tiêu dùng bớt được gánh nặng nhưng phần nào phản ánh khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các DN thép.
Sau 4 quý liên tiếp chững lại quanh mức 85.000 – 90.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp thép đã đẩy mạnh tích trữ tồn kho trong quý vừa qua.
Hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý II vừa qua, thậm chí lỗ.
Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép trong nước giảm theo xu hướng của thế giới. Nhu cầu thép giảm trong quý II, giá nguyên liệu đầu vào giảm kéo theo giá thép liên tục giảm trong thời gian qua.
Theo thống kê, tổng lượng tồn kho của các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán (đã bao gồm trích lập dự phòng) tại thời điểm 30/6 ước tính lên đến 110.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ so với cuối quý 1. Đây là mức tồn kho kỷ lục của ngành thép từ trước tới nay, vượt xa đỉnh cũ hồi cuối quý 3 năm ngoái. Như vậy, sau 4 quý liên tiếp chững lại quanh mức 85.000 – 90.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp thép đã đẩy mạnh tích trữ tồn kho trong quý vừa qua.
Giá sắt thép xây dựng hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 1/8 giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 74 nhân dân tệ lên mức 4.088 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Giá quặng sắt đang dao động giữa lạc quan và bi quan về triển vọng kinh tế của nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc, nhưng ngoài những dao động ngắn hạn, một “trận chiến” dài hạn hơn đang xuất hiện, Reuters đưa tin.
Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch tập trung thu mua quặng sắt, với các báo cáo truyền thông nói rằng, các nhà máy thép quốc doanh đang tạo ra một doanh nghiệp mới để tăng cường khả năng thương lượng của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc - quốc gia mua khoảng 70% khối lượng quặng sắt từ đường biển, cố gắng giành quyền kiểm soát thị trường nhiều hơn.
BHP - công ty khai thác quặng sắt lớn thứ ba thế giới sau Rio Tinto và Vale của Brazil, cho đến nay vẫn lạc quan về triển vọng của một hệ thống thu mua thống nhất của Trung Quốc.