Giá sắt thép xây dựng hôm nay 25/8: Tiếp tục xu hướng tăng

(VOH) Giá thép ngày 25/8 tiếp tục tăng 22 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép tromng nướ c ổn định. Xuất khẩu thép gặp bất lợi khi Mỹ và EU thay đổi chính sách thương mại

Giá thép trong nước đi ngang

Giá thép tại miền Nam

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 25/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì bình ổn, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.470 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.980 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.280 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.940 đồng/kg; tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.340 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát với 2 dòng sản phẩm của hãng không có thay đổi so với ngày hôm qua. hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.130 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục bình ổn, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.950 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS bình ổn 4 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 ở mức 13.940 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.390 đồng/kg.

Với thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 có giá 14.170 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.780 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.750 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên mức giá 15.230 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.590 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.880 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.580 đồng/kg.

Giá sắt thép xây dựng tăng  trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 25/8, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 22 nhân dân tệ lên mức 4.086 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 25/8: Tiếp tục xu hướng tăng 2

Vào hôm thứ Ba (23/8), Atlas Concrete Ltd (Vương quốc Anh) đã thông báo rằng họ sẽ giảm chi phí của một số mặt hàng thép trước động thái giảm giá của các nhà cung cấp, theo Newshub.

Việc giảm giá sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10 tới, với ​​chi phí của lưới thép, thanh, kiềng và các mối nối bằng thép đều giảm 5%.

Trong một email gửi tới khách hàng, công ty đã nhấn mạnh việc giảm giá đã đến sau "đợt lạm phát lớn trong ngành xây dựng" diễn ra trong vòng 12 đến 18 tháng qua.

Atlas Concrete cho biết: “Với việc nguồn cung các sản phẩm thép trở nên sẵn có hơn, các nhà cung cấp đã thông báo cho chúng tôi về mức giảm có hiệu lực từ ngày 1/10".

"Sau những áp lực trong 18 tháng qua, Atlas Concrete rất vui khi có thể được trực tiếp chuyển khoản tiết kiệm này cho khách hàng”.

Ông Mathew Wade, Giám đốc Dự án và Giám đốc Công ty Tư vấn Maxco Limited, cho biết, việc giảm giá sẽ là một sự cứu trợ đáng mừng cho những người trong ngành. 

Ông Wade cũng bày tỏ sự lạc quan rằng, giá của các sản phẩm khác cũng sẽ giảm nhiều trong thời gian tới hơn khi chuỗi cung ứng bình thường hóa trở lại sau đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, giá đang bắt đầu giảm vì các nhà sản xuất thép ở New Zealand dường như đã tận dụng lợi thế của chi phí vận chuyển toàn cầu cao hơn - vốn đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19 - để tăng giá, và điều này khiến giá thép của họ ngang bằng với giá thép nhập khẩu

Ngay cả khi chi phí vận chuyển cao, thép nhập khẩu hiện đã rẻ hơn, và điều đó đã xảy ra khoảng một tháng trước. Bây giờ, các công ty New Zealand đang bắt đầu làm theo và điều chỉnh giảm giá của họ để trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.

Lượng tiêu thụ thép của Châu Âu có thể giảm 1,7% trong năm 2022

Ủy ban Kinh tế của Hiệp hội Thép Châu Âu (EUROFER) cho rằng lượng thép tiêu thụ trong năm 2022 dự kiến giảm 1,7% và sẽ phục hồi 5,6% trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn dự kiến kéo dài đến quý I/2023 do căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trang Steel Orbis mới đây dẫn Báo cáo Triển vọng Kinh tế và Thị trường Thép 2022- 2023 của Ủy ban Kinh tế của Hiệp hội Thép Châu Âu (EUROFER), xu hướng tiêu thụ thép của khối EU khá tích cực xuyên suốt từ năm 2021 đến quý I/2022.

Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chậm lại bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy nghiêm trọng, giá năng lượng cao kỷ lục kéo theo chi phí sản xuất tăng theo. Trong quý I/2022, lượng tiêu thụ thép của EU đạt 37,1 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 10% trong quý IV/2021.

Xuất khẩu thép gặp bất lợi khi Mỹ và EU thay đổi chính sách thương mại

Thép xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt khi Mỹ nới lỏng hạn ngạch thuế quan, còn EU lại gia tăng biện pháp bảo hộ thương mại.

Theo báo cáo ngành phân bón của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng chính sách thương mại của các thị trường lớn là Mỹ và EU thay đổi theo hướng bất lợi cho Việt Nam.

Theo đó từ đầu năm 2022, Mỹ đã nới lỏng hạn ngạch thuế quan đối với thép Nhật Bản, EU và Anh.

Ngoài ra, EU gia tăng biện pháp bảo hộ đối với thép mạ Việt Nam. Cụ thể từ 1/7/2022 đến 30/6/2024, tôn mạ kim loại (nhóm 4A) của Việt Nam được quản lý theo hạn ngạch.

Hạn ngạch miễn thuế của nhóm “các nước khác”, gồm Việt Nam là 1,8 triệu tấn cho giai đoạn 1/7/2022 đến 30/6/2023 và tăng 4% trong năm tiếp theo. Nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.

Ngoài Ấn Độ, Hàn Quốc và Anh chịu hạn ngạch riêng, Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ lớn nhất của Việt Nam. Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế khoảng cách vận chuyển đến EU và cung cầu thép tại EU sẽ ổn định trong các năm tới nên tôn mạ Việt Nam khó duy trì xuất khẩu cao vào EU.

Bình luận