Giá sắt thép xây dựng hôm nay 27/7: Tiếp tục suy giảm

(VOH)_Giá thép ngày 27/7 giảm thêm 20 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép trong nước ổn định. Giá quặng sắt kỳ hạn chạm mức cao nhất trong hai tuần.
Giá thép xây dựng hôm nay 27/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá thép trong nước đứng yên

Trước áp lực sức tiêu thụ thép trên thị trường sụt giảm, ngày 22/7, nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 360.000 đồng/tấn, so với lần giảm giá thứ 9 vào ngày 17/7. Như vậy, chỉ tính từ ngày 11/5/2022 đến nay, giá thép trên thị trường giảm 10 lần liên tiếp.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát hôm nay giữ nguyên giá bán 5 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.660 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát ổn định từ ngày 22/7 tới nay. Với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý không có biến động so với ngày hôm qua, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 15.550 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thép Việt Đức hiện duy trì mức giá thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.550 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 15.300 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.760 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 hiện có giá 15.580 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300có giá 16.260 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.890 đồng/kg - ổn định 5 ngày liên tiếp; thép thanh vằn D10 CB300 từ ngày 17/7 tới nay có giá 16.500 đồng/kg.

Sau ba lần giảm giá bán trong vòng 1 tháng, thép Việt Đức hiện duy trì giá bán ở mức thấp nhất, với thép cuộn CB240 có giá 15.600 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.310 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.910 đồng/kg.

Thép Pomina ổn định giá bán từ ngày 17/7 tới nay, với thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.100 đồng/kg

Giá sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất Thép Vina One

Stt

Tên sản phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật,
 ký hiệu và ghi chú

ĐVT

Đơn giá
Chưa VAT 10%

Địa điểm
giao hàng

1

Vuông, hộp, ống đen Vina One

 

 

 

 

 

Vuông hộp ống đen, độ dày 0.95-2.50mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       24,545

Kho nhà máy

 

Vuông hộp ống đen, độ dày ≥ 2.55mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       24,364

Kho nhà máy

 

Ống thép đen Ø168-Ø273mm, độ dày 4.00-10.00mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       24,545

Kho nhà máy

2

Vuông, hộp, ống mạ kẽm Vina One

 

 

              -  

 

 

Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 1.00-2.00mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       24,727

Kho nhà máy

 

Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 2.05-3.00mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       26,636

Kho nhà máy

 

Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 3.00-5.00mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       27,091

Kho nhà máy

 

Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày > 5.00mm

ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố

Đồng/kg

       27,091

Kho nhà máy

3

Ống nhúng nóng Vina One Ø21-Ø273mm

 

 

              -  

 

 

Dày 1.60 - 2.00mm

 BS 1387 / theo tiêu chuẩn công bố

Đồng/kg

       28,364

Kho nhà máy

4

Thép hình cán nóng Vina One

 

 

 

 

 

Thép hình cán nóng chữ U - V - I

JIS 3101/theo tiêu chuẩn công bố

Đồng/kg

       18,182

Kho nhà máy

Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 27/7, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 nhân dân tệ xuống mức 3.831 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h40 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 27/7: Tiếp tục suy giảm 2

Vào hôm thứ Ba (26/7), giá quặng sắt kỳ hạn chạm mức cao nhất trong hai tuần, kéo dài đà tăng do hy vọng nhu cầu sẽ gia tăng, Reuters đưa tin.

Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), đã kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 5,6% ở mức 748,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 110,81 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức cao nhất theo ghi nhận kể từ ngày 11/7 là 749 nhân dân tệ/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt SZZFQ2 giao tháng 8/2022 tăng 5,7% lên 111,40 USD/tấn.

Việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận tại các nhà máy thép Trung Quốc và sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với ngành bất động sản trong nước đang gặp khó khăn được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép.

Tâm lý đã được cải thiện sau các báo cáo rằng, nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc sẽ khởi động một quỹ cứu trợ trị giá lên tới 300 tỷ nhân dân tệ cho các nhà phát triển bất động sản bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ, qua đó tìm cách khôi phục niềm tin trong ngành.

Theo báo cáo của nhà cung cấp thông tin kim loại Trung Quốc SMM, các nhà máy thép Trung Quốc đang chuẩn bị khởi động lại một số lò cao đang tạm ngưng hoạt động vào tuần tới để tăng sản lượng do tồn kho giảm và lợi nhuận được cải thiện.

Giá quặng sắt DCE đã tăng trở lại khoảng 15% từ mức thấp nhất trong 7 tháng vào ngày 20/7. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa chắc chắn liệu lợi nhuận của quặng sắt có thể được duy trì hay không.

4 rủi ro mà ngành thép có thể đối mặt

 Từ nay đến cuối năm, ngành thép được dự báo còn gặp nhiều thách thức. Báo cáo của MASVN chỉ ra 4 rủi ro mà ngành thép có thể phải đối mặt từ nay đến cuối năm.

Thứ nhất là biến động giá nguyên vật liệu liệu. Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.

Thứ hai, rủi ro về lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm. Từ quý III/2021, việc giá than tăng cao đã trực tiếp gây áp lực tăng giá lên toàn bộ ngành vật liệu xây dựng và nhiên liệu. MASVN đánh giá trường hợp các loại vật liệu xây dựng không điều chỉnh, trong 6 tháng cuối 2022, diện tích sàn xây dựng có thể suy giảm từ 3-5% so với cùng kỳ.

Thứ ba là rủi ro về các nhà sản xuất Trung Quốc tăng cường xuất khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, các nhà sản xuất Trung Quốc do ảnh hưởng của lệnh hạn chế khí CO2 và giãn cách xã hội nên chỉ xuất khẩu 18,2 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong trường hợp 6 tháng cuối năm, các nhà sản xuất ở Trung Quốc hoạt động lại bình thường, thị trường thép có thể đối diện với nhiều khó khăn hơn khi các sản phẩm từ Trung Quốc thường có giá cạnh tranh.

Thứ tư là rủi ro về chính sách. Nghị định 101 thông qua chủ trương tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép nếu trong trường hợp giá thép tăng quá cao nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ lại cho sản xuất trong nước, bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn.

Báo cáo của VCBS cũng cho rằng trong năm 2022, trước nhiều biến động của thế giới, ngành thép được kỳ vọng tiếp tục phát triển, song cũng sẽ đứng trước nhiều rủi ro và thách thức. Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) dự báo nhu cầu thép trong năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt tăng 0,4% lên 1,84 tỷ tấn và 2,2% lên 1,88 tỷ tấn. Do chiến tranh Nga-Ukraine và lạm phát toàn cầu, triển vọng thị trường hiện tại là không chắc chắn.

VCBS cho rằng xét về các nền kinh tế đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc, nhu cầu thép năm 2021 tăng 10,7%. Tuy nhiên, nhu cầu vào năm 2022 dự kiến sẽ chỉ tăng 0,5% do môi trường bên ngoài ngày càng tồi tệ và chiến tranh Nga-Ukraine và sẽ tăng 4,5% vào năm 2023. Ở các nền kinh tế phát triển, lạm phát và chiến tranh Nga-Ukraine khiến nhu cầu chỉ tăng 1,1% và 2,4% vào các năm 2022 và 2023.