Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không thay đổi giá bán, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thép VAS duy trì giá bán so với ngày hôm qua, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.300 đồng/kg.
Thép Tung Ho với 2 sản phẩm của hãng gồm hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.530 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.040 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý không có biến động, hiện thép cuộn CB240 dừng ở mức 15.050 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục bình ổn, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.050 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.200 đồng/kg.
Thép Việt Sing duy trì ổn định trở lại, với thép cuộn CB240 có giá 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.690 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.660 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 15.100 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.860 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 15.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì mức giá 15.500 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.700 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng tăng mạnh trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 8/8, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 118 nhân dân tệ lên mức 4.140 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Các nguồn tin trong ngành cho biết, sản lượng gang và thép thô hàng ngày của Trung Quốc có thể tăng nhẹ vào đầu tháng 8 sau khi giảm vào tháng 7, theo S&P Global Platts.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh một số nhà sản xuất thép tăng sản lượng do biên lợi nhuận được cải thiện trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất thép đều đang cảnh giác với xu hướng ký quỹ và triển vọng nhu cầu, song song đó là không quan tâm đến việc tăng sản lượng.
Theo tính toán của S&P Global Commodity Insights, sản lượng gang hàng ngày của Trung Quốc có thể sẽ tăng 25.000 - 30.000 tấn/ngày vào đầu tháng 8, khi một số lò cao hoạt động trở lại.
Hầu hết các lò cao tái hoạt động này nằm ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, bên cạnh một số ít ở miền Đông và miền Nam Trung Quốc.
Ngoài ra, sản lượng thép thô hàng ngày vào đầu tháng 8 có thể tăng mạnh hơn, do các nhà sản xuất thép lò điện hồ quang của Trung Quốc - sử dụng chủ yếu là phế liệu, cũng đã tăng cường sản xuất thép từ cuối tháng 7.
Theo ghi nhận từ ngày 21/7 đến ngày 31/7, sản lượng gang và thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm xuống còn 2,311 triệu tấn và 2,670 triệu tấn, lần lượt giảm 6,2% và 5,9% so với giai đoạn 11/7 - 20/7.
Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) ước tính, sản lượng gang và thép thô hàng ngày trong tháng 7 ở mức tương ứng là 2,379 triệu tấn và 2,725 triệu tấn, giảm lần lượt 7,2% và 9,9% so với tháng 6.
Dữ liệu cho thấy, lượng thép thô hàng ngày trong tháng 7 cũng thấp hơn 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng sản lượng gang thép cao hơn 1,2% so với cùng kỳ.
Theo ước tính của CISA, sản lượng gang hàng ngày vào đầu tháng 8 có thể phục hồi lên khoảng 2,34 triệu tấn, mặc dù vẫn thấp hơn 1,6% so với tháng 7 nhưng cao hơn khoảng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường thép xây dựng cạnh tranh khốc liệt về giá bán, cắt giảm sản xuất để giảm hàng tồn kho
Trong báo cáo thị trường thép vừa mới công bố của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ghi nhận lượng thép sản xuất và tiêu thụ giảm đáng kể trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.
Trong nửa đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 16,6 triệu tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 15,13 triệu tấn, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 3,36 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, đa phần các nhà máy đều trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán và xâm lấn thị phần của nhau. Để tháo gỡ khó khăn, nhiều nhà máy thép đã buộc phải phải cắt giảm sản xuất từ 3 ca/ngày xuống còn 2 ca/ngày, thậm chí có những giai đoạn phải dừng sản xuất.
Ngoài ra, sự suy yếu ở thị trường Trung Quốc do chính sách Zero Covid của nước này đã khiến tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu thấp hơn dự báo. Dù xuất khẩu bù đắp phần nào nhu cầu nội địa suy giảm, song nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong các quý tới do nhu cầu chậm lại trước lo ngại giá thép giảm và các biện pháp bảo hộ từ các thị trường xuất khẩu.
Cụ thể, gần đây EU đã bổ sung Việt Nam vào nhóm "các nước khác" với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1.7.2021 - 30.6.2022, và tăng 4%/năm trong 2 năm tới. Với điều chỉnh này, xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
VSA cho rằng, thị trường thép nửa cuối năm sẽ còn khó khăn hơn khi dự báo giá Thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.
Bên cạnh đó, bán hàng Thép xây dựng trong giai đoạn từ tháng từ 7 đến tháng 9 sẽ không sôi động do yếu tố thời tiết bước vào mùa mưa, nhiều công trình xây dựng ảnh hưởng tiến độ.