Giá thép xây dựng thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 47 nhân dân tệ xuống 3.358 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 1/4 , giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Giá thép thanh xây dựng giao tháng 5 ghi nhận mức giảm 4% trong quí đầu tiên năm 2020. Kết thúc phiên thứ Ba (31/3), giá thép giảm 0,15% xuống 3.406 nhân dân tệ/tấn, theo Reuters.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng cũng giảm 0,1% xuống còn 3.252 nhân dân tệ/tấn, đánh dấu mức giảm 8,9% trong 3 tháng đầu năm.
Giá thép không gỉ giao tháng 6 tăng 0,3% lên 11.980 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng quặng sắt giao sau tăng nhờ hi vọng nhu cầu phục hồi sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới báo cáo sự tăng trưởng bất ngờ trong hoạt động nhà máy vào tháng 3.
Chỉ số quản lí mua hàng của Trung Quốc (PMI) đã nhảy vọt lên 52 trong tháng 3 từ mức thấp kỉ lục trong tháng 2, vượt qua kì vọng của các nhà phân tích là 45, Cục Thống kê Quốc gia cho biết.
Trong khi đó, các kho dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm tuần thứ hai liên tiếp xuống còn 121,25 triệu tấn tính đến ngày 27/3, mức thấp nhất trong gần 8 tháng.
Điều đó đã giúp hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch lớn nhất trên Sàn Đại Liên tăng 1,5%, trước khi kết thúc phiên tăng 0,9% lên 650,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 91,77 USD/tấn).
Tuy nhiên, Cục Thống kê cho biết vẫn chưa chắc chắn liệu nền kinh tế trong nước có thể phục hồi sớm sau khi đại dịch virus corona hay không.
Các công ty nối lại hoạt động sản xuất lại vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch, thêm vào đó dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu mang đến những thách thức mới cho nền kinh tế trong nước.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% chuẩn giảm phiên thứ ba liên tiếp xuống còn 84,5 USD/tấn vào thứ Hai (30/3).
Giá các thành phần sản xuất thép khác giao dịch trái chiều với giá than mỡ tăng 1,2% lên 1.261 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc giảm 0,7% xuống 1.764 nhân dân tệ/tấn.
Volkswagen dự kiến doanh số bán xe tại Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần vào tháng 3.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này sẽ tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp nhiễm virus corona, sàng lọc, kiểm dịch và điều trị.
Sản xuất và tiêu thụ sắt thép 2 tháng đầu năm 2020
Trước tình hình khó khăn chung của các ngành kinh tế trong bối cảnh dịch coronavirus Covid-19, ngành thép tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Sản xuất và bán hàng thép trong nước 2 tháng đầu năm 2020 lần lượt sụt giảm 5,3% và 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì sản xuất ngang mức 2019 trong khi tiêu thụ giảm 18%.
Tháng 2/2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 1.961.057 tấn, tăng 18,81% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ 2019. Tiêu thụ thép các loại đạt 1.608.229 tấn, tăng 17,86% so với tháng 1/2020, nhưng giảm 2,5% so với cùng kỳ 2019; Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 345.705 tấn, tăng 21,9% so với tháng trước, nhưng giảm 17% so với cùng kỳ tháng 2/2019.
Tính chung 2 tháng/ 2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 3.611.580 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ 2019; tiêu thụ đạt 2.972.710 tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ 2019.
2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép giảm 4,7% về lượng và giảm 16,1% về kim ngạch và giảm 12% về giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương 648,81 triệu USD, giá 554,1 USD/tấn.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia đạt 230.515 tấn, tương đương 124,43 triệu USD, Xuất khẩu sang Trung Quốc 210.654 tấn, tương đương 87,37 triệu USD, giá 414,7 USD/tấn, tăng rất mạnh gấp 25,5 lần về lượng và tăng gấp 18,2 lần về kim ngạch, nhưng giảm 28,8% về giá. Xuất khẩu sang Indonesia đạt 127.466 tấn, tương đương 75,37 triệu USD, giá 591,3 USD/tấn, giảm 20,5% về lượng và giảm 28,9% về kim ngạch, giảm 10,6% về giá.
Trong khi xuất khẩu sắt thép cả nước nói chung chỉ tăng nhẹ, thì tại thị trường Trung Quốc có mức tăng đột biến. Trong 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD. Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.
Nhưng thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211 nghìn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái.