Giá thép xây dựng thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh 70 nhân dân tệ lên 3.367 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 1/5, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc kết thúc phiên thứ Năm (30/4) ghi nhận mức tăng hàng tháng vì hy vọng nhu cầu được cải thiện sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại nước này mở rộng trong tháng thứ hai liên tiếp, theo Reuters.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 2,5% lên 610 nhân dân tệ/tấn (tương đương 86,38 USD/tấn), đánh dấu mức tăng hàng tháng là 5,35%.
Chỉ số quản lí thu mua sản xuất (PMI) ở mức 50,8 trong tháng 4 khi nhiều doanh nghiệp nối lại hoạt động mặc dù việc phong tỏa và nhu cầu toàn cầu suy yếu có thể cản trở sự phục hồi kinh tế, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết.
Giá cũng được hỗ trợ nhờ nhu cầu bổ sung dự trữ khi Bắc Kinh nối lại việc thu phí đường cao tốc từ ngày 6/5, điều này sẽ làm tăng chi phí hậu cần.
Hiện tại, việc miễn phí thu phí đường cao tốc có thể giúp giảm chi phí vận chuyển quặng sắt 0,1 - 0,073 nhân dân tệ/tấn trên mỗi km.
Giá than luyện cốc tăng vọt 3,8% lên 1.078 nhân dân tệ/tấn và kết thúc phiên tăng 2,9% lên 1.069 nhân dân tệ/tấn.
Giá than cốc tăng 2,5% lên 1.693 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường tài chính ở Trung Quốc đại lục sẽ đóng cửa từ ngày 1 - 5/5 trong dịp Lễ Quốc tế Lao Động.
Nhập khẩu phế liệu sắt vào Việt Nam bình ổn trong quý 1, sản xuất thép giảm
Số lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong quý đầu tiên tăng 0.5% so với quý trước, ở mức 1.40 triệu tấn trong giai đoạn này, số liệu hải quan sơ bộ cho thấy.
Nhật Bản vẫn là nguồn phế liệu lớn nhất cho Việt Nam trong quý, tăng 17% lên 805.055 tấn. Phế Hoa Kỳ và Hồng Kông xếp theo sau, ở mức 190.063 tấn (tăng 53%) và 95.759 tấn (giảm 14%).
Số lượng giảm từ Hồng Kông, vốn giảm mạnh kể từ tháng 2, có thể một phần là do người mua tránh "nhu cầu kiểm dịch tàu đến từ Trung Quốc" trong những tháng cao điểm của đại dịch coronavirus, các nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên, khối lượng trong Q1 vẫn tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, vì chỉ một năm trở lại đây, các nhà máy đã bị áp lực bởi các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt do chính quyền đặt ra để ngăn chặn "rác" xâm nhập, và kết quả giảm mạnh về khối lượng nhập khẩu.
Trong khi đó, giá nhập khẩu phế có những thay đổi đáng kinh ngạc trong Q1, với các giao dịch giao ngay đối với nguyên liệu H2 của Nhật Bản ở mức cao 283 USD/ tấn vào tháng 1, nhưng đã giảm 70 USD / tấn xuống còn 213 USD / tấn vào cuối tháng 3, dữ liệu cho thấy.
Tổng sản lượng thép của cả nước trong Q1 đạt 5.73 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi doanh số bán giảm 12.4% xuống còn 5.03 triệu tấn, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy.
Trong số khối lượng bán hàng Q11, xuất khẩu giảm 21.3% so với cùng kỳ xuống còn 1.02 triệu tấn.
Sản lượng thép của Việt Nam đạt 2.12 triệu tấn trong tháng 3, giảm 7.8% so với cùng kỳ năm ngoái,
Tương tự, doanh số bán hàng trong tháng 3 đạt 2.06 triệu tấn, giảm 3.6% so với năm trước, trong khi xuất khẩu thép lên tới 422.185 tấn, giảm 1.7% so với tháng 3/ 2019.