Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 10/1: Vượt mức 4.500 nhân dân tệ/tấn trở lại

(VOH) - Giá thép ngày 10/1 tăng tăng 37 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Thép Việt Nam tăng trưởng bất chấp dịch bệnh.

Giá thép thế giới tăng trở lại

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 37 nhân dân tệ lên mức 4.525 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 10/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 10/1: Quay đầu tăng, vượt mức 4.500 nhân dân tệ/tấn trở lại 2

Sự biến động giá cả của quặng sắt, mặt hàng được giao dịch qua đường biển nhiều thứ hai thế giới, trong năm vừa kết thúc khiến thị trường lo ngại về nhu cầu và quan tâm đến dự báo giá của mặt hàng này trong năm 2022.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khai thác và quan chức thương mại, giá quặng sắt năm 2021 giảm từ mức cao nhất mọi thời đại là 235,55 USD/tấn vào ngày 12/5 xuống mức thấp nhất trong 16 tháng là khoảng 85 USD/tấn vào tháng 11 và cuối cùng là vào cuối năm.

Sự biến động này bắt nguồn từ kỳ vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh mẽ, chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng sau làn sóng COVID-19 thứ hai toàn cầu.

Đồng thời, giá cả cũng bị tác động bởi sắc lệnh của Bắc Kinh rằng ngành thép phải hạn chế phát thải dẫn đến kiểm soát sản xuất. Cuối cùng, giá quặng sắt đã giảm gần 30% so với giá mở cửa vào tháng 1/2021.

Các công ty khai thác Ấn Độ theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan đến nhập khẩu quặng sắt và hạn chế sản xuất thép gần đây hơn ở Trung Quốc, quốc gia mua hơn 80% nhu cầu quặng từ nước ngoài, chủ yếu từ Australia và Brazil, để nắm bắt biến động giá cả.

Việc Ấn Độ ít nhiều đi theo xu hướng toàn cầu được xác nhận bởi việc điều chỉnh giá quặng định kỳ từ NMDC, nơi có sản lượng hàng năm khoảng 36 triệu tấn khiến công ty này trở thành nhà khai thác lớn nhất của đất nước.

Khi giá thế giới giảm, NMDC đã hạ giá hơn một lần. Lần gần đây nhất là vào ngày 28/12, giá NMDC đối với quặng cục có hàm lượng 65,5% Fe là 4.900 rupee/tấn và đối với quặng 64% Fe là 4.060 rupee/tấn, chưa bao gồm thuế phí.

Trong khi việc hạ giá như vậy giúp các nhà sản xuất thép bù đắp ở một mức độ nào đó chi phí than luyện cốc cao, song một số nhà máy phàn nàn rằng giá quặng sắt khai thác trong nước vẫn cao hơn giá toàn cầu, Financial Express đưa tin.

Thép trong nước ổn định

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tại thị trường miền Nam không có biến động, với 2 sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho, từ ngày 31/12 cả 2 sản phẩm không có biến động. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ tại thị trường niềm Nam vẫn giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.110 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Pomina với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát với 2 sản phẩm bao gồm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.410 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý không có biến động kể từ ngày 30/12. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.360 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.

Thép Việt Đức vẫn duy trì giá bán ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.490 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Sing gồm có dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên giá ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.240 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 không có biến động, hiện có giá 16.190 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên giá 16.360 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức bao gồm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 không có biến động trong vòng 11 ngày liên tiếp kể từ 30/12 nguyên giá 16.600 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.110 đồng/kg.

Thép Pomina, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì giá bán 16.600 đồng/kg.

Thép Việt Nam tăng trưởng bất chấp dịch bệnh

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giai đoạn 2016-2021, xuất khẩu thép của Việt Nam tăng trưởng bình quân khoảng hơn 20%/năm, trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm 12%/năm. Đặc biệt, trong hai năm qua, mặc dù phải đối phó với đại dịch Covid-19, song ngành thép vẫn có những bước bứt phá ngoạn mục khi 11 tháng năm 2021, xuất khẩu sắt thép cán mốc 10,8 tỷ USD với mức tăng trưởng gần 130% so với cùng kỳ 2020.

Hiện nay, thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ... Tuy nhiên, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép khiến nhiều quốc gia chú ý và gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Số liệu từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho thấy, từ năm 2004 đến tháng 10/2021, thép xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với 66 vụ việc phòng vệ thương mại. Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường trụ cột trong xuất khẩu thép của Việt Nam như Mỹ, EU và ngay cả tại một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Gần đây, Mexico nổi lên là thị trường khởi xướng nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường này gia tăng đột biến. Mới nhất trong tháng 10/2021, Mexico đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam, với quãng thời gian điều tra khoảng 10 tháng.

Đây là vụ kiện phòng vệ thương mại đầu tiên của Mexico nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; cũng là vụ việc phòng vệ thương mại đầu tiên của một nước thành viên trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) điều tra Việt Nam sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Bình luận