Hôm thứ Năm 10/1, hợp đồng thanh cốt thép giao sau giảm 0,3% lên 3.514 nhân dân tệ/tấn (tương đương 517,61 USD/tấn) vì lo ngại về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao sau có lúc giảm 1,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 25/12, trước khi khép phiên tại mức 506,5 nhân dân tệ/tấn (tương ứng 746,07 USD/tấn), tức giảm 1,2%.
Hợp đồng than cốc giao sau lùi 1,4% xuống 1.934,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 284,95 USD/tấn), còn giá than luyện cốc giao sau tăng 0,1% lên 1.192 nhân dân tệ/tấn (tương đương 175,58 USD/tấn).
Hợp đồng quặng sắt giao sau tại Trung Quốc giảm hơn 1% trong ngày thứ Năm (10/1) khi các biện pháp chống ô nhiễm khẩn cấp ở phía Bắc Trung Quốc làm giảm nhu cầu của nguyên vật liệu thô sản xuất thép.
Ảnh minh họa: internet
Vào cuối ngày thứ Tư 9/1, Bộ Sinh thái và Môi trường dự báo tình trạng khói bụi nghiêm trọng phủ khắp khu vực phía Bắc Trung Quốc, gồm cả tỉnh sản xuất thép hàng đầu Hà Bắc và trung tâm khai thác than đá Sơn Tây, từ ngày 10 - 14/1.
Một số thành phố đã đưa ra cảnh báo khói bụi và yêu cầu các ngành công nghiệp nặng hạn chế sản xuất, nhất là việc sử dụng máy thiêu kết, trong suốt giai đoạn có khả năng ô nhiễm.
Dự trữ quặng sắt nhập khẩu đã tăng lên 140,6 triệu tấn tính tới ngày 7/1, mức cao nhất trong 7 tuần, dữ liệu từ SteelHome cho thấy.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán kéo dài 3 ngày ở Bắc Kinh là rất bao quát và sâu rộng, và tạo lập nền tảng để giải quyết lo ngại của đôi bên.
Ngành thép năm 2019: Bóng đen quá khứ có trở lại?
Bóng mây ảm đạm của ngành thép giai đoạn 2014 - 2015 dường như đang quay trở lại khi giá thép tại nhiều thị trường, đặc biệt là Trung Quốc rơi mạnh.
Báo cáo mới đây của Goldman Sachs dự báo, nhu cầu thép sẽ giảm gần 5%. Mặc dù lo ngại về tương lai ngành này, song Goldman Sachs khẳng định: "Chúng tôi không nghĩ rằng thị trường sẽ trở lại như năm 2015 bởi dự báo hầu hết các lĩnh vực đều có lãi”.
Ở trong nước, nhiều chuyên gia phân tích không đánh giá tích cực triển vọng của các doanh nghiệp ngành thép trong năm nay. FPTS cho biết, với việc bảo hộ thương mại đang gia tăng tại nhiều quốc gia/khu vực, giá thép nhiều khả năng sẽ bị phân hóa đối với các khu vực. Thêm vào đó, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành kế hoạch cắt giảm công suất và hiện tại đang nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường đối với sản xuất thép. Cộng với việc nguồn cung thép Việt Nam tăng lên khá mạnh, giá thép sẽ chịu áp lực giảm khá lớn trong năm 2019.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, mức giảm của giá thép Trung Quốc trong năm 2019 sẽ không quá lớn do thị trường đã bớt phân mảnh hơn, giúp giá thép không còn giảm sâu như trong quá khứ. Cùng với đó, điểm tích cực trong giai đoạn này chính là các doanh nghiệp nội địa đang dần nâng cao tính cạnh tranh khi mở rộng công suất, tiết kiệm chi phí và chuẩn bị các kế hoạch để đối phó với tình hình chung của thị trường.
Giá thép xây dựng trong nước có thể tiếp tục giảm trong vài tháng tới
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, một số nguồn tin thị trường cho rằng giá thép xây dựng trong nước đang đối mặt với khả năng giảm trong những tháng tới do nhu cầu không có khả năng cải thiện đáng kể trong mùa đông và các nhà máy thép có ý định giảm giá để đẩy mạnh giao hàng.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thép xây dựng của châu Á đã giảm trong tháng 12 do giá thép xây dựng trong nước của Trung Quốc giảm 20% so với tháng 11.
Giá thép xây dựng xuất khẩu giảm mạnh cùng với giá nhập khẩu phế liệu và giá phôi thép, làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất thép giảm xuống dưới mức sinh lời của một số doanh nghiệp.
Một số lo ngại rằng nếu tình trạng này tiếp tục trong vài tuần nữa, các nhà máy có thể buộc phải cắt giảm sản lượng và nhập khẩu phôi thép có thể lại tăng.