Giá thép xây dựng hôm nay 11/11: Giá thép giảm, quặng sắt toàn cầu giảm 6%

(VOH) - Giá thép ngày 11/11 thép giảm, quặng sắt toàn cầu giảm 6% do triển vọng nhu cầu thép trong mùa đông suy giảm gây áp lực giá nguyên liệu sản xuất thép.

Giá thép xây dựng giảm

Giá thép thanh giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 43 nhân dân tệ xuống 3.369 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30, ngày 11/11, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 11/11/2019

Ảnh minh họa: internet

Giá quặng sắt toàn cầu đã giảm 6% trong tuần trước khi các nhà đầu tư ủng hộ hoạt động của thị trường kì hạn và nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 10, theo Sharecafe.

Theo Metal Bulletin, giá quặng sắt hàm lượng 62% giảm xuống khoảng 80 USD/tấn vào thứ Sáu (8/11) sau khi giá giao sau giảm.

Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho miền bắc Trung Quốc kết thúc phiên giao dịch 8/11 ở mức 80,11 USD/tấn, giảm 3,06 USD/tấn và giảm 6% trong tuần kể từ tuần trước đó là 85,66 USD/tấn.

Giá quặng này hiện giảm 36% so với mức đỉnh 6 năm là 125 USD/tấn vào đầu tháng 7.

Dữ liệu thương mại của Trung Quốc trong tháng 10 cho thấy nhập khẩu quặng sắt giảm lần đầu tiên sau 4 tháng.

Các chuyên gia phân tích cho rằng tỉ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất thép giảm khiến nhu cầu chậm lại đối với các sản phẩm trước mùa đông và cảnh báo khói bụi ở một số thành phố lớn.

Nhập khẩu quặng sắt Trung Quốc trong tháng trước đạt 92,86 triệu, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan. Con số này đã giảm 6,5% so với 99,36 triệu tấn trong tháng 9 nhưng tăng 5% so với 88,40 triệu tấn trong cùng kì năm ngoái.

Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng nhập khẩu quặng sắt của thế giới là 877,18 triệu tấn, giảm so với 891,48 triệu tấn trong cùng kì năm ngoái.

Dự trữ quặng sắt không phải là lí do cho giá giảm tuần trước.

Trong khi Reuters báo cáo lượng quặng sắt nhập khẩu tồn kho tại các cảng của Trung Quốc tăng lên 125,55 triệu tấn vào cuối tháng 9 từ mức 125,25 triệu tấn trong tháng 8, dữ liệu khác trong tuần trước cho thấy các kho dự trữ ở mức 116,45 triệu tấn tính đến ngày 8/11, giảm 14,38 triệu tấn trong cùng tuần năm 2018.

Tốc độ xuất khẩu thép sang thị trường chủ lực tăng trưởng tốt

 9 tháng đầu năm nay tốc độ xuất khẩu sang những thị trường chủ lực đều tăng trưởng, duy nhất Thái Lan là sụt giảm 20,62% chỉ với 151,17 triệu USD.

Kết thúc năm 2018, ngành thép đã có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu chỉ tính riêng sắt thép các loại đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017, mặc dù hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm sắt thép xuất khẩu.

Sang năm 2019, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan, tháng 9/2019 xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép giảm 15,6% so với tháng 8/2019, nhưng nếu tính chung 9 tháng đầu năm 2019 tăng 12,3% so với cùng kỳ, đạt trên 2,49 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang sáu thị trường chủ lực đó là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia đều đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó Mỹ có kim ngạch cao nhất 500,73 triệu USD, tăng 40,79% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Mỹ 57,34 triệu USD, giảm 12,38% so với tháng 8/2019 và tăng 4,3% so với tháng 9/2018.

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay tốc độ xuất khẩu sang những thị trường chủ lực đều tăng trưởng, duy chỉ có Thái Lan là sụt giảm 20,62% chỉ với 151,17 triệu USD. Trong số những thị trường này thì xuất sang Campuchia có tốc độ tăng nhiều nhất 53,42% tuy chỉ đạt 118,16 triệu USD, riêng tháng 9/2019 xuất sang Campuchia giảm 22,74% so với tháng 8/2019 nhưng tăng 6,55% so với tháng 9/2018.

Ngoài ra những thị trường kể trên, sản phẩm sắt thép của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước khác như: Hà Lan, Australia, Bỉ, Indonesia….

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép sang các thị trường kim ngạch đều tăng trưởng, theo đó xuất sang thị trường các Thụy Điển tăng vượt trội, tăng gấp 3,3 lần (tức tăng 231,99%) tuy chỉ đạt 60,06 triệu USD, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Thụy Điển 7,45 triệu USD, giảm 33,46% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp 8,8 lần so với tháng 9/2018. Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Na Uy cũng tăng mạnh, tăng gấp gần 3 lần đạt 1,2 triệu USD, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Na Uy 331,6 nghìn USD, tăng gấp 4,8 lần (tức tăng 376,25%) so với tháng 8/2019 và gấp 8,9 lần (tức tăng 797,54%) so với tháng 9/2018.

Ở chiều ngược lại, giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia giảm 53,54% tương ứng với 5,77 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất sang Myanmar cũng giảm mạnh, giảm 53,27% với 40,44 triệu USD. Riêng tháng 9/2019 cũng chỉ xuất sang Myanmar 2,41 triệu USD giảm 48,3% so với tháng 8/2019 và giảm 56,1% so với tháng 9/2018.

Giá thép xây dựng hôm nay 8/11: Giá thép giảm, thị trường giao dịch ảm đạm - Giá thép ngày 8/11 giảm, thị trường giao dịch ảm đạm, giá quặng sắt giao sau của Đại Liên giảm do hàng tồn kho tại các cảng Trung Quốc tăng.
Giá gas hôm nay 11/11: Tiếp đà giảm mạnh do nguồn cung khí gas tăng - Giá gas ngày 11/11 tiếp tục chuỗi ngày giảm sâu do nguồn cung khí gas tự nhiên Mỹ đã tăng 34 Bcf.
Bình luận