Giá thép xây dựng hôm nay 11/4/2020: Vụt tăng phiên cuối tuần

(VOH) - Giá thép xây dựng ngày 11/4 bật tăng mạnh đến 80 nhân dân tệ/tấn, giá quặng sắt cũng tăng phiên thứ 3 liên tiếp do hoạt động kinh tế dần hồi phục bởi tác động của khủng hoảng virus corona.

Giá thép xây dựng tăng mạnh

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh 80 nhân dân tệ lên 3.373 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30, ngày 11/4, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 11/4/2020

Ảnh minh họa: internet

Chốt phiên thứ Sáu (10/4), hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn Đại Liên, giao tháng 9, tăng 7 nhân dân tệ (99 UScent), lên 599,5 nhân dân tệ/tấn, theo China.org.

Tổng khối lượng giao dịch của 12 hợp đồng quặng sắt giao sau được niêm yết trên sàn giao dịch là 1.006.325 lô với doanh thu khoảng 61 tỉ nhân dân tệ.

Là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã mở hợp đồng quặng sắt giao sau cho các nhà đầu tư quốc tế vào tháng 5/2018.

Dữ liệu SMM cho thấy trữ lượng quặng sắt trên 35 cảng của Trung Quốc đạt 108,43 triệu tấn tính đến ngày 10/4, tăng 1,57 triệu tấn so với một tuần trước nhưng thấp hơn 23,5 triệu tấn so với cùng kì.

Việc giao hàng trung bình hàng ngày từ 35 cảng đã giảm 9.000 tấn so với tuần trước xuống 2,73 triệu tấn trong tuần này.

Các chuyến hàng từ Australia và Brazil tăng lên kể từ cuối tháng 3, dẫn đến lượng hàng tồn kho cao hơn.

Dự trữ tại các cảng có khả năng mở rộng sự gia tăng trong ngắn hạn vì nhiều hàng hóa có thể đến cùng lúc với các chuyến hàng lớn hơn từ Australia và Brazil trong khi các nhà máy thép sẽ tiếp tục bổ sung khi cần thiết.

Ngoài ra, việc bảo trì tại một số nhà máy thép đã làm giảm nhu cầu quặng sắt.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 309,29 điểm hôm 9/4/2020, tăng 0,97% tương đương 2,96 điểm so với chỉ số trước đó hôm 8/4/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 315,94 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 308,03 điểm, tăng 1,16% tương đương 3,52 điểm so với chỉ số trước đó.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.165 CNY/tấn. Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,8% lên 3.320 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,8% lên 12.345 CNY/tấn.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1% lên 1.239 CNY/tấn và than cốc tăng 0,03% lên 1.770 CNY/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 84 USD/tấn.

Giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 3/2020 giảm 1,5% so với tháng 2/2020, tháng giảm mạnh nhất trong 5 tháng và nền kinh tế vẫn duy trì yếu do tác động của virus corona đã khiến nước này đóng cửa.

Sản lượng thép thô Nhật Bản dự báo sẽ giảm 25,9% trong quý 2/2020 xuống mức thấp nhất 11 năm so với cùng quý năm ngoái, do virus corona lây lan toàn cầu khiến nhu cầu suy giảm.

Xuất khẩu thép của Việt Nam tăng trong 2 tháng đầu năm

Theo báo cáo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam đạt khoảng 1.5 triệu tấn trong 2 tháng đầu năm 2020, tăng 3% so với năm trước. Giá trị xuất khẩu khoảng 815 triệu USD.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2020 lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tăng 43% về lượng, tăng 44.3% về kim ngạch và tăng 1% về giá so với tháng 1/2020, đạt 690.675 tấn, tương đương 383.91 triệu USD, giá trung bình 556 USD/tấn; so với tháng 2/2019 cũng tăng 50.5% về lượng, tăng 32% về kim ngạch.

Trong số đó, khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng đáng kể. Từ tháng 1 đến tháng 2, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 210.000 tấn sản phẩm thép sang Trung Quốc, tăng gấp 25 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thép xây dựng hôm nay 10/4/2020: Thép và quặt sắt đều bật tăng do các nhà máy bổ sung dự trữ- Giá thép và quặng sắt ngày 10/4 đều tăng mạnh do nhu cầu bổ sung dự trữ khi tồn trữ thép giảm trở lại trong tuần này, trong khi lợi nhuận của các nhà máy thép hồi phục có thể thúc đẩy ...
Giá xăng dầu hôm nay 11/4/2020: Sụt giảm 9% do OPEC+ bất đồng trong phương án giảm sản lượng- Giá xăng dầu ngày 11/4 giảm hơn 9% khi OPEC+ gặp khó khăn trong việc thống nhất phương án giảm sản lượng. Trong khi đó, nhu cầu dầu thô sụt giảm do đại dịch COVID-19.