Giá quặng sắt và thép thế giới tiếp tục tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 19 nhân dân tệ lên 4.099 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30,ngày 12/4, giờ Việt Nam.
Chốt phiên giao dịch thứ Năm 11/4, hợp đồng quặng sắt và thép giao sau của Trung tiếp tục đà tăng sau một ngày tạm trầm lắng bởi kì vọng nhu cầu trong nước vẫn mạnh mẽ trong bối cảnh các hoạt động xây dựng quay trở lại.
Hợp đồng thép thanh được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1,4% lên 3.809 nhân dân tệ/tấn (tương đương 567,01 USD/tấn), mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giao dịch với mức tăng 1,2% lên 654,5 nhân dân tệ/tấn.
Ảnh minh họa: internet
Tuy nhiên, mức tăng này đã giảm đáng kể so với phiên trước đó khi giá quặng sắt chạm mức cao nhất kể từ năm 2013.
Hiện tại không có nhiều tin tức nhưng nhu cầu về quặng sắt dự kiến tiếp tục tăng, điều này sẽ hỗ trợ cho giá, một thương nhân ở Thượng Hải cho biết.
Khi nhu cầu quặng sắt của các nhà máy thép đang gia tăng, nguồn cung gián đoạn từ Brazil và Australia dấy lên những lo ngại trên thị trường.
Thị trường quặng sắt toàn cầu đang phải đối mặt với thâm hụt trong năm nay do nguồn cung dự kiến từ công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới - Vale SA giảm.
Thêm vào những lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung, các công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất ở Australia đã hạ ước tính lượng hàng xuất khẩu của họ trong năm nay sau khi một cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào cuối tháng 3.
Sản lượng thép thô ở Trung Quốc, chiếm một nửa tổng sản lượng của thế giới, dự kiến sẽ tăng 3 - 4% trong năm nay, Nikkei Asian Review dẫn lời đại diện của công ty Fortescue Metal Group.
Giá thép cuộn cán nóng nhích lên gần 1% ở mức 3.703 nhân dân tệ/tấn.
Giá than mỡ giảm 0,9% xuống còn 1.312,5 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc giảm 0,8% xuống 2.012 nhân dân tệ/tấn, kéo dài đà giảm khi Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất nhiều than hơn dự kiến và cung cấp nhiên liệu quá mức trong thời gian tới.
Ngành thép Việt Nam tự tin giữ vững đà tăng trưởng
Thu về những kết quả khá khả quan trong quý I, ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng cho tới hết năm, đặc biệt khi có những dự án thép lớn được vận hành hết công suất.
Dự báo, tăng trưởng sản lượng thép các loại năm 2019 khoảng 10% so với năm Khởi đầu "hanh thông"
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tính riêng trong tháng 3, so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng sắt thép thô ước đạt 1.684,3 nghìn tấn, tăng tới 56,4%; thép cán ước đạt 506,7 nghìn tấn, tăng 13,5%; thép thanh, thép góc ước đạt 522,9 nghìn tấn, tăng 0,6%. Tính chung 3 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán tăng lần lượt là 64,8% và 6,1% so với cùng kỳ năm trước; riêng thép thanh, thép góc giảm nhẹ 0,5%.
Ngoài vấn đề về sản xuất, nhiều chuyên gia đánh giá, một trong những khó khăn nổi cộm mà ngành thép đã và đang phải đối mặt là các vụ kiện phòng vệ thương mại. Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Đến nay, mặt hàng thép đã phải chịu tới 47 cuộc điều tra chống phá giá và trợ cấp, chiếm 1/3 trong tổng số các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Trong đó, năm 2018 có 13 vụ. Từ đầu năm 2019 đến nay có 2 vụ điều tra mới đối với Việt Nam là Ấn Độ điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng mạ kẽm và Indonesia điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim.
Để vượt qua khó khăn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, ông Nguyễn Văn Sưa-Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đưa ra khuyến cáo, các DN thép Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh để vươn tới thị trường nước ngoài, đồng thời nâng cao nhận thức về thương mại quốc tế, tránh rủi ro có thể xảy ra. "Tôi cho rằng, các DN XK cũng cần nghiên cứu, bố trí thị trường XK hợp lý, tránh tập trung chủ yếu vào một vài thị trường gây ra tình trạng XK tăng đột biến, tạo cớ cho các nước NK tiến hành khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại", ông Sưa nói.