Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 12/4: Quay đầu tăng nhẹ

(VOH) - Giá thép ngày 12/4 ổn định, các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến Covid-19 tại Trung Quốc đang tác động đến tâm lý thị trường, lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế có thể suy yếu.

Giá thép trong nước neo ở mức cao

Ngày 12/4, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước tiếp tục ổn định giá bán, trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 4.947 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 12/4: Quay đầu tăng nhẹ 
Ảnh minh họa - Internet 

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tiếp tục giữ nguyên giá bán. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.

Thép Pomina bình ổn giá bán 27 ngày liên tiếp, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.

Thép VAS chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.

Thép Việt Ý ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động về giá cả. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.

Thép VAS tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.

Thép Việt Nhật ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát hôm nay (12/4) không có điều chỉnh về giá. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.

Thép Việt Đức ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.

Thép VAS được ghi nhận giá bán tiếp tục ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 12/4 giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ lên mức 4.952 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00(giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).

a

Ngày thứ 2 (11/4), giá thép kỳ hạn của Trung Quốc giảm, theo sát xu hướng giảm của giá nguyên liệu thô, theo Reuters.

Nguyên nhân là các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19 vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể suy yếu.

Trong cùng ngày, giá các nguyên liệu sản xuất thép trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) cũng giảm. Trong đó, giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4,6% xuống 869 nhân dân tệ/tấn. Đây là mức giảm tỷ lệ % lớn nhất kể từ ngày 15/3.

Các nhà phân tích của GF Futures cho biết: “Kỳ vọng trước đây của thị trường là nhu cầu thép sẽ bị trì hoãn nhưng không phải suy yếu. Song, đại dịch đang gây ra những bất ổn tương đối lớn đối với nền kinh tế”.

Giá thép và phế liệu thép có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong quý 2, khi nhu cầu hồi phục sau đại dịch Covid, nhất là ở Trung Quốc. Các nhà cung cấp thép ở Châu Á có xu hướng thích bán hàng cho EU và Trung Đông hơn là bán trong khu vực.

Các nhà cung cấp ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tập trung vào các thị trường thép châu Âu từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, tạo cơ hội cho các nhà máy Trung Quốc đang nổi lên trở thành những nhà cung cấp "thống trị" trên thị trường Châu Á. 

Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong Quý 2 sau khi EU tăng lượng hạn ngạch nhập khẩu HRC từ Ấn Độ lên 62% và từ Hàn Quốc lên 27% kể từ ngày 1 tháng 4.

Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu xem xét hết thời hạn thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu một số sản phẩm sắt, thép không hợp kim hoặc thép hợp kim khác được cán nóng từ Trung Quốc. Việc điều tra về việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá sẽ bao gồm giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021.