Giá thép xây dựng gỉam nhẹ
Giá thép thanh giao tháng 5/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 5 nhân dân tệ xuống 3.528 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h00, ngày 13/12, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng thép thanh xây dựng giao dịch nhiều nhất trên Sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống còn 3.516 nhân dân tệ/tấn trong phiên thứ Năm (12/12), theo Reuters.
Giá thép cuộn thép cán nóng tăng 0,7% lên 3.746 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt kì hạn giảm vào đầu phiên giao dịch khi mối lo ngại nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép xuất hiện trở lại.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc năm tới dự kiến sẽ đạt 981 triệu tấn, giảm so với 988 triệu tấn trong năm nay, theo Viện nghiên cứu Công nghiệp luyện kim Trung Quốc.
Nhu cầu thép tại Trung Quốc dự kiến giảm 0,6% so với cùng kì xuống còn 881 triệu tấn vào năm 2020.
Hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất trên Sàn Đại Liên, giao tháng 5/2020, giảm 0,9% xuống còn 646 nhân dân tệ/tấn (tương đương 91,78 USD/tấn) và giảm 0,5% vào 2h45 (giờ địa phương).
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2020 giảm 1,4% xuống còn 91,53 USD/tấn.
Thêm vào những lo lắng về nhu cầu quặng sắt, tỉnh Hà Bắc, nơi có thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, đưa ra cảnh báo ô nhiễm màu da cam có hiệu lực từ thứ 14/12.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc tăng ngày thứ ba liên tiếp lên 94,8 USD/tấn vào hôm 11/12, mức cao nhất kể từ ngày 18/9 năm nay, dữ liệu của SteelHome cho thấy.
Lợi nhuận của các nhà máy thép được cải thiện trong những ngày gần đây, phản ánh nhu cầu mạnh hơn vào năm 202.0
Giá nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giảm, với giá than mỡ giảm 0,9% xuống 1.229,5 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc giảm 1,1% xuống còn 1.839 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng thép không gỉ tăng 1,5% lên 14.355 nhân dân tệ/tấn.
Gia tăng cạnh tranh thị phần thép trong nước
Ngành thép Việt Nam đang có những cơ hội mới để chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường thế giới và khu vực, nhưng đi kèm là những nguy cơ về các vấn đề phát sinh khi tình hình mất cân đối cung cầu thị trường trong nước chưa được cải thiện.
Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá ngay tại “sân nhà” do dư thừa nguồn cung, cùng áp lực bảo hộ phòng tránh gian lận xuất xứ đang ngày càng gia tăng trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong 10 tháng năm nay, lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tăng 2,9% về lượng nhưng giảm 8,9% về kim ngạch và giảm 11,4% về giá so cùng kỳ năm 2018; đạt 5,39 triệu tấn, tương đương 3,49 tỷ USD, với mức giá trung bình đạt 648,2 USD/tấn. Riêng trong tháng 10, xuất khẩu tăng 8,7% về lượng, tăng 6,9% về kim ngạch so tháng 9, nhưng lại giảm 1,7% về giá; so với tháng 10-2018, giảm 18% về lượng, giảm 25,4% về kim ngạch và giảm 9% về giá.
Giá sắt thép xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ đạt trung bình dưới 650 USD/tấn, giảm mạnh hơn 12% so cùng kỳ năm 2018. Dấu hiệu này cho thấy, sức ép cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế do áp lực của các hiệp định bảo hộ thương mại đang khiến ngành sắt thép giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hầu hết những bạn hàng quen thuộc của ngành sắt thép như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a hay Ma-lai-xi-a… vẫn bảo đảm sản lượng, nhưng không có đột phá tăng trưởng. Số liệu thống kê của VSA cũng cho thấy, xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài của ngành thép trong 10 tháng năm nay đang gặp khó khăn bởi các hàng rào phòng vệ thương mại. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,95 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 3,9% về lượng so cùng kỳ năm 2018, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 3,9 tỷ USD, giảm 8% về trị giá xuất khẩu.