Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 14/7/2020: Giá thép giảm, giá quặng sắt tăng 

(VOH) – Giá thép ngày 14/7 giảm, giá quặng sắt tăng 4,9%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay không thay đổi ở mức 107 USD/tấn. 

Giá thép xây dựng hôm nay 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 5 đồng nhân dân tệ/tấn xuống 3.730 nhân dân tệ/tấn vào lúc 14h00 (giờ Việt Nam) ngày 14/7.

Giá thép xây dựng hôm nay 14/7/2020: Giá thép giảm, giá quặng sắt tăng 

Ảnh minh họa - Internet 

Doanh thu thép quí II của công ty Severstal (Nga) đã giảm 200.000 tấn, tương đương 7% quí đầu do tác động của đại dịch COVID-19 và sự sụt giảm doanh số bán hàng trong nước. 

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, sản lượng thép tại Severstal giảm là do công tác bảo trì ngắn hạn được thực hiện tại 3 trong 4 lò cao đang hoạt động tại Cherepovets Iron và Steel Works. 

Trong quí II/2020, công ty Severstal tiếp tục duy trì tỷ trọng doanh số bán thép trong nước ở mức 55 - 56%, cao hơn so với con số 51 - 52% trong thời gian khủng hoảng do đại dịch COVID-19. 

Tại Ấn Độ, sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa do lệnh đóng cửa đất nước đã khiến các nhà sản xuất thép chuyển hướng sang thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5/2020, sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ đã tăng 76%, tương ứng với 1,71 triệu tấn. 

Hiện tại, giá sắt thép xuất khẩu từ Ấn Độ sang Trung Quốc đang duy trì ở mức 357 USD/tấn, trong khi giá nhập khẩu thép trung bình tại Trung Quốc giao dịch tại ngưỡng 972 USD/tấn. Nhìn chung, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn được xuất khẩu chủ yếu bởi Ấn Độ. 

Giá quặng sắt tại Ấn Độ vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác, ngay cả khi giá đã tăng từ đầu tháng 7/2020. Điều này đã mang lại lợi thế chi phí đến 103 USD trên mỗi tấn thép được sản xuất, ông Roy cho biết thêm.

Trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ trong nước suy giảm mạnh, các nhà sản xuất thép ưu tiên việc xuất khẩu với giá trị thấp chỉ nhằm mục đích thanh lí hàng tồn kho và tiếp tục duy trì hoạt động của các nhà máy. 

Bên cạnh đó, chênh lệch về giá thép giữa thị trường trong nước và xuất khẩu đã bắt đầu thu hẹp trong tháng 6 và tháng 7 năm nay. Kết hợp với sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ thép tại Ấn Độ và giá đồng Rupee có xu hướng gia tăng so với đồng USD, nhiều khả năng, sản lượng xuất khẩu thép tại quốc gia tỉ dân sẽ giảm xuống trong thời gian tới. 

Việt Nam nhập khẩu ít thép hơn trong nửa đầu năm nay

Việt Nam đã chi hơn 4 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu khoảng 6.8 triệu tấn thép và sắt trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 16.3% về giá trị và 5.4% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà cung cấp thép và sắt lớn cho Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo Hiệp hội Thép Việt Nam hôm thứ ba.

Chỉ riêng trong tháng 6, nước này đã nhập khẩu gần 1.3 triệu tấn sản phẩm trị giá 670 triệu đô la Mỹ, tăng 20.4% về khối lượng và giảm 6.9% về giá trị so với năm ngoái, theo Hiệp hội.

Năm 2019, Việt Nam đã rót gần 9.5 tỷ đô la Mỹ vào nhập khẩu khoảng 14.6 triệu tấn thép và sắt, tăng 7.6% về khối lượng nhưng giảm 4.2% về giá trị so với năm 2018, theo Tổng cục Thống kê.

Trong khi đó, nước này đã gặt hái khoảng 4.2 tỷ đô la Mỹ từ việc xuất khẩu gần 6.6 triệu tấn sản phẩm, tăng 5.4% về khối lượng và giảm 8.5% về giá trị, văn phòng cho biết.

Giá cao su hôm nay 14/7/2020: Giảm mạnh do tình hình nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng cao  – Giá cao su ngày 14/7 giảm sau khi số trường hợp nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục, làm gia tăng lo ngại đóng cửa trở lại và nền kinh tế phục hồi chậm hơn.

Giá gas hôm nay 14/7/2020: Tiếp đà giảm, do nhu cầu thị trường yếu  - Giá gas ngày 14/7 giảm mạnh do nhu cầu thị trường còn yếu khi đại dịch COVID-19 đang vẫn còn tăng cao tại Mỹ.

Bình luận