Giá thép thế giới tiếp đà giảm
Giá thép ngày 15/12 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 nhân dân tệ xuống mốc 4.006 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm qua (14/12), giá thép kì hạn đóng cửa ở mức thấp hơn trong phiên giao dịch ban ngày trên Sàn giao dịch kì hạn Thượng Hải, Tân Hoa Xã đưa tin.
Theo đó, hợp đồng thép thanh vằn xây dựng giao tháng 5/2021 giảm 120 nhân dân tệ (khoảng 18,36 USD), chốt phiên ở mức 3.988 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng tháng 5/2021 có giá trị giao dịch cao nhất đối với thép cuộn cán nóng (HRC), chủ yếu được sử dụng trong ô tô và thiết bị, giảm 78 nhân dân tệ xuống mốc 4.317 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà máy thép Trung Quốc đang tích cực thu mua phế liệu để tăng lượng tồn kho lên một mức nhất định nhằm duy trì sản lượng thép của họ trong những tháng mùa đông, theo Mysteel Global.
Dự trữ thép phế liệu tại 61 nhà sản xuất lò cao và lò điện hồ quang của Trung Quốc đã tăng 1,1% (tương đương 36.600 tấn) lên mức 3,3 triệu tấn trong tuần thứ 6 liên tiếp.
Xu hướng tăng giá phế liệu của Trung Quốc song song với đà tăng giá toàn cầu. Trong thời gian tới, các nhà máy thép của Trung Quốc có thể sẽ duy trì sản lượng thép vì giá thép trong nước đang có dấu hiệu phục hồi.
Tại Ấn Độ, nhà sản xuất thép Jindal Steel & Production (JSPL) tiếp tục ghi nhận mức tăng 2,24% (tương đương 266,55 rupee) sau khi đã báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 11/2020.
Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm, rời khỏi mốc 1.000 CNY/tấn trong tuần trước đó, được hậu thuẫn bởi hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên giảm 3,2% xuống 966 CNY (147,67 USD)/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Singapore giảm 3,7% xuống 152 USD/tấn.
Các nhà phân tích thuộc ING dự kiến nguồn cung quặng sắt trong năm tới sẽ tăng lên 100 triệu tấn và việc triển khai vắc xin virus corona có thể củng cố nhu cầu và hỗ trợ giá quặng sắt lên hơn 100 USD/tấn.
Thị trường thép trong nước tháng 11 khởi sắc
Sản xuất, bán hàng, xuất khẩu thép tháng 11 tăng mạnh so với cùng kỳ 2019.
Tính chung 11 tháng, sản xuất và tiêu thụ thép vẫn gần như đi ngang, xuất khẩu tăng trưởng âm.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tháng 11, sản xuất thép các loạt đạt hơn 2,4 triệu tấn, tăng 4,34% so với tháng 10 và tăng 15,6% so với cùng kỳ 2019.
Bán hàng thép các loại cũng đạt hơn 2,4 triệu tấn, tăng mạnh gần 36,9% so với tháng 10, tăng 20,9% so với cùng kỳ 2019. Sản lượng thép bán ra trong tháng 11 cũng lập kỷ lục kể từ tháng 3/2019.
Xuất khẩu trong tháng 11 cũng khả quan hơn với số liệu xuất khẩu đạt hơn 478.300 tấn, tăng 21,52% so với tháng 10 và 40% so với cùng kỳ 2019.
Dù thế, tính luỹ kế 11 tháng, sản xuất, bán hàng và xuất khẩu thép các loại vẫn gần như đi ngang. Cụ thể, sản xuất thép các loại 11 tháng chỉ tăng 1% so với cùng kỳ 2019, đạt hơn 23,3 triệu tấn. Bán hàng thép 11 tháng năm nay so với cùng kỳ 2019 giảm gần 1%, đạt hơn 21 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu giảm 2,8% so với cùng kỳ 2019, đạt trên 4,1 triệu tấn.
Về thị trường nguyên liệu sản xuất thép, giá quặng sắt đầu tháng 12 tăng khoanrg 16-17% so với đầu tháng 11. Thép cuộn cán nóng HRC ngày 2/12 là 592 USD/tấn nhưng đến 8/12 giá chào đã tăng lên 700 USD/tấn, tăng khá mạnh so với đầu tháng 11.
Suốt một năm qua, ngành thép đối mặt với nhiều khó khăn. Từ sau khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện vào tháng 11/2019 đến khoảng giữa năm 2020, tình hình sản xuất, tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu thép hầu như không tăng trưởng. Đỉnh điểm tháng 1 và tháng 5 năm nay, sản xuất thép thành phẩm lần đầu tiên xuống dưới 20 triệu tấn. Xuất khẩu thép cũng mới lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.
Theo VSA, nền kinh tế trong tháng 11 tiếp tục phục hồi trong điều kiện bình thường mới, sản xuất kinh doanh, thương mại và tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng là nhân tố tạo đà tăng trưởng cho thị trường thép.
Thị trường thép trong nước ngày 15/12/2020